Dịch vụ ly hôn tại Sóc Trăng – Tư vấn trường hợp Đơn phương ly hôn
Tôi có giấy kết hôn với vợ tôi ở địa chỉ nơi tôi cư ngụ,nhưng vợ tôi địa chỉ ở Trà Vinh,và tôi có con chung 5 tuổi,nhưng hiện nay vợ tôi đã ngoại tình và có con chung với chồng khác, nay tôi muốn xin ly hôn đơn phương và quyền nuôi con vậy tôi phải làm sao?
Gửi bởi: Trát Thái Bạch Hoàng Tuấn
Trả lời có tính chất tham khảo
Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự.
Về vấn đề này, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án như sau:
“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
Như vậy, nếu anh muốn ly hôn thì trước hết anh phải gửi đơn ly hôn đến Tòa án tại Trà Vinh nơi vợ anh hiện đang sinh sống.
Thứ hai, về đơn phương xin ly hôn và yêu cầu được nuôi con thì căn cứ theo Điều 91, Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Như vậy để được ly hôn và có quyền nuôi con, trong đơn xin ly hôn anh phải đưa ra lý do xin li hôn chính đáng xác thực về tình trạng hôn nhân thực tại của hai vợ chồng và anh phải đưa ra đề nghị được nuôi con.Tòa án tại sẽ thụ lí đơn và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Các văn bản liên quan:
Bộ luật 24/2004/QH11 Tố tụng dân sự
Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình