Pháp luật quy định giải quyết việc đăng ký kết hôn đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau.

Pháp luật quy định giải quyết việc đăng ký kết hôn đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau.

Pháp luật quy định giải quyết việc đăng ký kết hôn đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà chưa đăng ký kết hôn như thế nào?

Gửi bởi: Admin Portal

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo quy định tại điểm b, mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội và khoản 2, Điều 2 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP thì nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01/01/2003.

Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.

Thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn đối với trường hợp này được quy định như sau:

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp cả hai bên không có hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi một trong hai bên đăng ký tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Khi đăng ký kết hôn, các bên chỉ cần làm Tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.

Trong Tờ khai đăng ký kết hôn, các bên ghi bổ sung ngày, tháng, năm xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế. Trong trường hợp vợ chồng không cùng xác định được ngày, tháng xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế, thì cách tính ngày, tháng như sau:

– Nếu xác định được tháng mà không xác định được ngày, thì lấy ngày 01 của tháng tiếp theo;

– Nếu xác định được năm mà không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.

Trong trường hợp một trong hai bên kết hôn không có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú có thời hạn tại nơi đăng ký kết hôn, thì Tờ khai đăng ký kết hôn phải được cơ quan, đơn vị nơi đang công tác (đối với cán bộ, công chức, người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú có thời hạn xác nhận về tình trạng hôn nhân của người đó. Nếu cả hai bên cùng thường trú hoặc tạm trú có thời hạn tại nơi đăng ký kết hôn, thì không cần sự xác nhận nói trên.

Sau khi nhận Tờ khai đăng ký kết hôn, Uỷ ban nhân dân kiểm tra, nếu các bên đã đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, thì đăng ký kết hôn ngay. Khi có tình tiết chưa rõ là một trong hai bên hoặc cả hai bên có đủ điều kiện kết hôn hay không, thì Uỷ ban nhân dân yêu cầu họ làm giấy cam đoan và có xác nhận của ít nhất hai người làm chứng về nội dung cam đoan đó. Người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của lời chứng.

Các văn bản liên quan:

Nghị quyết 35/2000/QH10 Về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình

Nghị định 77/2001/NĐ-CP Quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

Trả lời bởi: MOJ Admin

1900.0191