Có thể khiếu nại về việc công trường gây tiếng ồn trong thời gian dài được không

Câu hỏi: Có thể khiếu nại về việc công trường gây tiếng ồn trong thời gian dài được không?


khiếu nại về việc công trường gây tiếng ồn trong thời gian dài
Tư vấn Luật Khiếu nại 1900.0191

Phòng Tư vấn Luật Dân sự – Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 26 tháng 06 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

– Luật Bảo vệ môi trường 2014

– Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010  quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

3. Luật sư trả lời

     Gây tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường là một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 7 điều 7 Luật Bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Khoản 1, Điều 103 quy định các tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 7. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước.

6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.

7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.

9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.

10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.

13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.

15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

     Ngày 16 tháng 12 năm 2010 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT có quy định cụ thể về giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc gây ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.

2.1. Các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 – Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn

(theo mức âm tương đương), dBA

TT Khu vực Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ
1 Khu vực đặc biệt 55 45
2 Khu vực thông thường 70 55

QCVN 26:2010/BTNMT

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp đo tiếng ồn thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:

Bộ TCVN 7878 Âm học – Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, gồm 2 phần:

– TCVN 7878 – 1:2008 (ISO 1996 – 1:2003) Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương pháp đánh giá.

– TCVN 7878 – 2:2010 (ISO 1996 – 2:2003) Phần 2: Xác định mức áp suất âm.

     Theo đó, khi xét thấy có hành vi gây ồn vượt quá hạn mức tiếng ồn cho phép theo Quy chuẩn thì tổ chức, cá nhân quyền khiếu nại về việc công trường gây tiếng ồn trong thời gian dài hoặc khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 162 về Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường.

     Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191