Như thế nào là xâm phạm quyền riêng tư về hình ảnh

Câu hỏi: Như thế nào là xâm phạm quyền riêng tư về hình ảnh?

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 16 tháng 06 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Dân sự 2015

3. Luật sư trả lời

Quyền cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ và cụ thể hóa bằng các quy định tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015

Ngay tại khoản 1 điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “ cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình”. Đây là sự khẳng định của nhà nước về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của bản thân mình. Thông qua quy định tại điều 32 Bộ luật dân sự năm 2015 cho thấy nội dung của quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân bao gồm: Quyền được phép sử dụng hình ảnh của mình, quyền cho người khác sử dụng hình ảnh của mình, quyền được bảo vệ đối với hình ảnh của cá nhân trước những hành vi sử dụng hình ảnh trái phép.

Với những quyền như vậy thì  xâm phạm quyền riêng tư đối với hình ảnh được thể hiện ở hành vi sau:

Sử dụng hình ảnh cá nhân mà chưa được sự đồng ý của người đó hoặc người có liên quan ( cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó). Theo quy định tại khoản 1 điều 32 của Bộ luật dân sự 2015 “ Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Như vậy, theo điều luật nói trên, về nguyên tắc cá nhân tổ chức bất kì sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích bất kì ( không phân biệt thương mại hay phi thương mại) mà chưa được phép của người đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật trừ một số trường hợp được quy định tại khoản 2 điều này.Trên thực tiễn dạng hành vi xâm phạm này diễn ra phổ biến, những chủ thể vi phạm thường sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích thương mại để kiếm lợi cho mình nhưng lại không xin phép chủ thể có quyền đối với hình ảnh.

Sử dụng hình ảnh cá nhân mà xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Tại khoản 3 điều 31 Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định “ Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.” Theo quy định này thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân, mặc dù hợp pháp là có sự đồng ý của người đó, nhưng việc sử dụng hình ảnh này lại xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. ( Điều 37 Bộ luật dân sự 2005) thì vẫn là xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân.

Phát tán hình ảnh của cá nhân nhằm xâm hại tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Hành vi này thực hiện bằng cách là khi có được hình ảnh của một người, mà hình ảnh đó thuộc đời sống riêng tư của cá nhân, hình ảnh thuộc loại “ nhạy cảm” có thể là do tư thù hoặc bất kì lí do nào họ đã tung lên mạng hoặc những phương tiện thông tin khác những hình ảnh bị pháp luật nghiêm cấm lan truyền, nhằm mục đích bôi xấu danh dự, nhân hẩm ,uy tín của một người những hành vi này cũng thường xảy ra đối với người nổi tiếng.

Xâm phạm hình ảnh cá nhân còn được thể hiện thông qua việc các cơ quan báo chí công bố những hình ảnh được cá nhân thực hiện bảo mật. Hoạt động của báo chí đã xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân. Sử dụng hình ảnh xâm phạm bí mật đời tư. Hành vi này biểu hiện ở việc cá nhân bị phát tán những bức hình, cảnh quay riêng tư, nó thuộc đời sống sinh hoạt riêng tư của một người hoặc mặc dù là những hình ảnh bình thường nhưng cá nhân thực hiện vào việc bảo mật những bức ảnh đó thì việc công bố phát tán những búc ảnh cảnh quay đó, hành vi này là xâm phạm tới bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Hành vi xâm phạm quyền riêng tư về hình ảnh của cá nhân từ vi phạm pháp luật dân sự sang vi phạm pháp luật hình sự. Việc xâm phạm hình ảnh cá nhân với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như: các thiết bị máy quay, máy chụp ảnh hiện đại giúp người ta quay lén, chụp ảnh ở các góc độ đã ghi nhận lại những hình ảnh không đẹp của một số người. Chính điều này làm tăng tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm hình ảnh đối với xã hội, từ đó hành vi xâm phạm hình ảnh của cá nhân đã không chỉ là xâm phạm tới quan hệ dân sự nữa mà chuyển sang xâm phạm tới quan hệ được pháp luật hình sự điều chỉnh, một số tột như : tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo, tội làm nhục người khác, tội cưỡng đoạt tài sản…

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191