Câu hỏi: Cầm đá đánh người khác có bị coi là vũ khí nguy hiểm?
Tôi và bạn bè có tổ chức sinh nhật cho bạn tôi tại một quán bia gần nhà, khi đang uống thì có lời qua tiếng lại với một số kẻ xung quanh, lúc sau có kẻ đã cầm đá và lao vào đánh bị thương 2 người bạn bên tôi. Hành vi đó có thể coi là dùng vũ khí nguy hiểm gây nguy hiểm đến tính mạng người khác hay không?
Luật sư Tư vấn Cầm đá đánh người khác có bị coi là vũ khí nguy hiểm – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
- Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 31 tháng 07 năm 2017
- Cơ sở pháp lý
Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự
- Luật sư trả lời
Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ):
“1. Vũ khí bao gồm:
a) Vũ khí quân dụng gồm: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thành; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hoá chất độc và nguồn phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, vật liệu nổ quân dụng, hoả cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng – an ninh.
b) Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể theo chuyên dùng các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên.
c) Súng săn gồm: Các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hoặc không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, sung hoả mai, súng tự chế và các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên.
d) Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ quy định.”
Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) (như: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc nhọn…) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm (như: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ) hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được (gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…) và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.
Cầm đá đánh người là hành vi gây nguy hiểm, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Theo khái niệm được nêu ở Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP như trên, thì tuy không là vũ khí nhưng đá được coi là phương tiện nguy hiểm.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN