Câu hỏi: Cổ đông công ty cổ phần muốn rút ra nhưng không cổ đông nào muốn mua thêm cổ phần, giải quyết như thế nào
Tôi là thành viên của 1 công ty cổ phần đã 4 năm, trước đây tôi cùng 2 người bạn đã thành lập lên nó với mục đích xây dựng những dự định hoài bão tương lai, tuy nhiên thị trường khắc nghiệt và chúng tôi có nhiều mâu thuẫn nên công ty này chẳng làm được gì mà chỉ khiến chúng tôi thêm nặng gánh kinh tế, nay tôi muốn rút ra khỏi công ty nhưng các thành viên còn lại không ai muốn mua lại phần cổ phần của tôi cả, vậy mong được luật sư hướng dẫn trong trường hợp này tôi phải làm thế nào?
Luật sư Tư vấn Cổ đông công ty cổ phần muốn rút ra nhưng không cổ đông nào muốn mua thêm cổ phần, giải quyết như thế nào– Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
- Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 20 tháng 07 năm 2017
- Cơ sở pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2014
- Luật sư trả lời
Về nguyên tắc, cổ đông không được quyền rút vốn ra khỏi công ty cổ phần trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
Khi trở thành cổ đông của công ty cô phần, cổ đông có các quyền được quy định tại điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa được 3 năm và công ty có hạn chế về chuyển nhượng cổ phần.
Trong trường hợp công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa được 3 năm, chỉ có cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này rất hạn chế, các cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng cổ phần có thể tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Tại điểm c khoản 1 điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014, quy định cổ đông có quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty. Tuy nhiên, quyền ưu tiên này chỉ đặt ra với cổ phần mà công ty phát hành thêm để tăng vốn chứ không đặt ra với cổ phần chuyển nhượng. Do vậy, các cổ đông khác và người khác không phải cổ đông có quyền như nhau trong chuyển nhượng cổ phần.
Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định tại điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014.
Tóm lại, nếu công ty cổ phần của anh/chị đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 3 năm trở lên thì nếu các cổ đông khác không muốn mua thêm cổ phần thì anh/ chị có thể chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác thông qua hợp đồng hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nếu công ty cổ phần của anh/chị đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa được 3 năm thì anh/chị chỉ được quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông nếu anh/ chị là cổ đông sáng lập và được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp anh/ chị không phải là cổ đông sáng lập thì anh/ chị buộc phải đợi hết thời hạn 3 năm để có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệBộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN