Đi đường bị đèn giao thông rơi vào có được bồi thường không? Ai bồi thường

Câu hỏi: Đi đường bị đèn giao thông rơi vào có được bồi thường không? Ai bồi thường

Tôi đang dừng xe đèn đỏ tại ngã 4 Khuất Duy Tiến thì bị bộ phận của đèn giao thông rơi vào gây hư hỏng phần nóc xe, vậy cơ quan nào sẽ bồi thường cho tôi, tôi phải đến đâu để yêu cầu?


Đi đường bị đèn giao thông rơi vào có được bồi thường không? Ai bồi thường
Đi đường bị đèn giao thông rơi vào có được bồi thường không? Ai bồi thường

Luật sư Tư vấn Đi đường bị đèn giao thông rơi vào có được bồi thường không? Ai bồi thường – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 20 tháng 07 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Điều 156, 584, 584, 586, 587 Bộ luật dân sự 2015

Điều 6, 7, 9 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009

Điều 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 nghị định 11/2010/NĐ-CP

3. Luật sư trả lời

      Có rất nhiều nguyên do có thể dẫn đến việc đèn giao thông rơi. Tùy thuộc vào nguyên nhân sự việc và thiệt hại thực tế mà phát sinh các hậu quả pháp lý khác nhau. Do anh/ chị không nói rõ nguyên nhân khiến đèn giao thông rơi cũng như thiệt hại là gì nên chúng tôi không thể tư vấn cặn kẽ cho anh/ chị. Tuy nhiên, dưới đây, chúng tôi có đưa ra một số trường hợp và mức thiệt hại chỉ dừng ở mức độ thương tích chưa đến mức độ gây chết người, hi vọng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của anh/chị.

Trường hợp 1: Do sự kiện bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết

      Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Ví dụ như vì lý do thời tiết giông bão, mặc dù cơ quan chức năng đã thực hiện công tác bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng quy định của pháp luật nhưng do mữa bão quá lớn, khiến việc đèn giao thông rơi là không thể tránh khỏi.

      Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. Ví dụ như một người đang tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ nhưng để tránh một nguy cơ có khả năng đâm vào mình nên đã bẻ lái và đâm vào cột đèn giao thông khiến cho đèn giao thông bị rơi.

      Trong hai trường hợp kể trên, mặc dù đã có sự xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của người bị đèn giao thông rơi vào nhưng nghĩa vụ bồi thường thiệt hại không được đặt ra vì thiệt hại là không thể tránh khỏi.

Trường hợp 2: Do lỗi của cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng giao thông.

      Cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng giao thông làm đèn giao thông rơi vào người khác, tuy vào mức độ, tính chất, mức thiệt hại gây ra mà có thể bị xử lý hành chính do vi phạm quy định về trật tự công cộng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý hoặc cố ý gây thương tích. Căn cứ theo Điều 584, 585, 586, 587 Bộ luật dân sự 2015, người bị thiệt hại có quyền đòi người gây thiệt hại hoặc chủ sở hữu, người chiếm giữ tài sản bồi thường  về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm , uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác.

Trường hợp 3: Do lỗi của cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng giao thông.

      Bộ giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và  Môi trường, Bộ xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các cấp là các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tùy thuộc vào chức năng, quyền hạn của mình. Phụ thuộc vào từng vụ việc mà người bị thiệt hại có thể yêu cầu cơ quan nhà nước bồi thường thiệt hại căn cứ vào Điều 6, 7, 9 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009 để được nhà nước bồi thường thiệt hại.

Trường hợp 4: Do lỗi của người bị thiệt hại

      Nếu việc đèn giao thông rơi mà do lỗi của người bị thiệt hai, ví dụ như mặc dù đã có cảnh báo nguy hiểm nhưng một người vẫn không tuân theo thì không có căn cứ để đòi bồi thường thiệt hại.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191