Câu hỏi: Doanh nghiệp hoạt động xả mùi hôi, gửi đơn tới đâu để xử lý
Công ty bên cạnh nhà tôi hoạt động về lĩnh vực đóng gói thực phẩm đồ hộp, không hiểu vì sao mấy tháng trở lại đây thì bốc ra mùi vô cùng khó chịu, cứ liên tục vào các giờ từ 8h-10h sáng và từ 2h-4h chiều, mùi hôi này làm cho các nhà dân xung quanh chúng tôi phải đóng chặt cửa kính và chặn cả vải vào khe cửa nhưng cũng không thể tránh khỏi, trẻ con đã bắt đầu có dấu hiệu ho viêm họng, người lớn thì chóng mặt nhức đầu. Vậy chúng tôi phải gửi đơn tới đâu để chấm dứt tình trạng trên?
Luật sư Tư vấn Doanh nghiệp hoạt động xả mùi hôi, gửi đơn tới đâu để xử lý – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1. Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 18 tháng 07 năm 2017
2. Cơ sở pháp lý
Điều 68, 162 Luật bảo vệ môi trường 2014
3. Luật sư trả lời
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Khi đi vào hoạt động, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đạt các yêu cầu theo quy định tại điều 68 Luật bảo vệ môi trường như sau:
“Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:
…
c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;
…
2. Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau phải có khoảng cách bảo đảm không có tác động xấu đối với khu dân cư:
…
d) Phát tán bụi, mùi, tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người;
…
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường; phải được xác nhận hệ thống quản lý môi trường theo quy định của Chính phủ.
4. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và quy định của pháp luật có liên quan.”
Thật vậy, pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay chỉ có yêu cầu bảo vệ môi trường không khí đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh thải khí độc hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do vậy, nếu không chứng minh được mùi hôi do doanh nghiệp hoạt động thải ra là khí độc hại, có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thì tổ chức, cá nhân không có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi của doanh nghiệp.
Theo quy định tại điều 140, 141, 142, 143 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường như sau:
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên phạm vi cả nước.
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với cơ sở, dự án, công trình thuộc phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
Như vậy, tóm lại bảo vệ môi trường không khí là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức có quyền được khiếu nại, tố cáo hành vi xả khí thải độc hại hoặc có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, vì vậy bạn có thể gửi đơn tới Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Chính phủ tùy thuộc vào tính chất cũng như mức độ vi phạm của doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN