Câu hỏi: Gây tai nạn giao thông thì có phải nuôi con của người bị hại?
Tôi lái ô tô gây tạn nạn giao thông và dẫn đến chết người, nạn nhân của tôi đã có gia đình và hiện đang nuôi 3 người con dưới 10 tuổi, vậy tôi có phải nuôi 3 người con này của anh ấy không?
Luật sư Tư vấn Gây tai nạn giao thông thì có phải nuôi con của người bị hại – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1. Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 24 tháng 07 năm 2017
2. Cơ sở pháp lý
Điều 590, 591 Bộ luật Dân sự 2015
3. Luật sư trả lời
Người xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại hoặc có thỏa thuận khác. Do vậy nếu tai nạn xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của người bị hại thì người gây ra thiệt hại không có nghĩa vụ bồi thường hay cụ thể trong tình huống này là không phải nuôi con của người bị hại.
Nếu tai nạn xảy ra không rơi vào hai trường hợp trên thì theo điều 590, 591 Bộ luật dân sự 2015 người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1.Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1.Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2.Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Căn cứ vào các điều trên thì chỉ người xâm phạm đến tính mạng người khác mới có trách nhiệm bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Do vậy, người gây tai nạn giao thông phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con của người bị hại nếu người bị hại bị chết và là người có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con.
Con là đối tượng được cấp dưỡng gồm: con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Các bên có thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa giải quyết. Việc cấp dưỡng có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Nghĩa vụ nuôi con của người gây tai nạn sẽ chấm dứt khi nghĩa vụ của người bị hại chấm dứt nghĩa là khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệBộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN