Câu hỏi: Đổ rác, chất thải sang cửa nhà người khác xử lý thế nào?
Xin hỏi luật sư, việc nhà hàng xóm thường xuyên để rác thải sinh hoạt sang phần đường chung nằm ở trước cửa ra vào của nhà tôi thì người đó có bị xử phạt không? Tôi cần làm gì để cơ quan chính quyền có biện pháp xử lý?
Luật sư Tư vấn Đổ rác, chất thải sang cửa nhà người khác xử lý thế nào – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
- Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 08 tháng 08 năm 2017
- Cơ sở pháp lý
– Điều 7, 82 Luật Bảo vệ môi trường 2014
– Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
- Luật sư trả lời
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Hành vi đổ rác, chất thải sang cửa nhà người khác là hành vi đổ rác sai nơi quy định. Tùy thuộc vào tính chất địa hình nơi rác được đổ và loại rác thải mà có thể có nguy cơ làm ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí của khu vực đó. Pháp luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm hành vi thải các loại chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước, không khí và yêu cầu các hộ gia đình phải giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định. Người có hành vi đổ rác, chất thải sang cửa nhà người khác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của khu vực bị ô nhiễm (quét dọn, khử sạch,…) theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác.
Ngoài ra, tùy thuộc tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, nếu đủ cấu thành tội phạm thì người có hành vi đổ rác, chất thải sang cửa nhà người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây ô nhiễm không khí, Tội gây ô nhiễm nguồn nước, Tội gây ô nhiễm đất, Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người hoặc Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật… được quy định tại điều 182, 183, 184, 186, 187 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN