Câu hỏi: Tôi làm việc nặng nhọc liên tục 22 năm có được nghỉ hưu sớm không?
Tôi làm việc nặng nhọc liên tục đã 22 năm, tôi có được nghỉ hưu sớm không, và chế độ của tôi như thế nào?
Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1. Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 30 tháng 06 năm 2017
2. Cơ sở pháp lý
Luật lao động 2012
Luật bảo hiểm xã hội
Nghị định 108/2014/ NĐ – CP
QĐ 1453/ LĐTBXH ban hành ngày 13/10/1995
QĐ 915/ LĐTBXH ban hành ngày 30/7/1996
QĐ 1629/ LĐTBXH ban hành ngày 26/12/1996
QĐ 1085/LĐTBXH ban hành ngày 06/09/1996
QĐ 44/1997/LĐTBXH-QĐ ban hành ngày 29/01/1997
QĐ190/LĐTBXH ban hành ngày 03/3/1999
QĐ1580/ 2000/LĐTBXH ban hành ngày 26/12/2000
QĐ1152/LĐTBXH ban hành ngày 18/9/2003
TT 36/2012/BLĐTBXH ban hành ngày 28/12/2012
3. Luật sư trả lời
Để trả lời câu hỏi của anh/ chị , trước hết phải làm rõ khái niệm công việc nặng nhọc theo pháp luật Việt Nam. Công việc được coi là nặng nhọc theo pháp luật Việt Nam phụ thuộc vào ngành nghề, công việc và đặc điểm về điều kiện lao động của nghề và công việc. Danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm có thể tìm thấy ở các văn bản quy phạm pháp luật sau.
- QĐ 1453/ LĐTBXH ban hành ngày 13/10/1995
- QĐ 915/ LĐTBXH ban hành ngày 30/7/1996
- QĐ 1629/ LĐTBXH ban hành ngày 26/12/1996
- QĐ 1085/LĐTBXH ban hành ngày 06/09/1996
- QĐ 44/1997/LĐTBXH-QĐ ban hành ngày 29/01/1997
- QĐ190/LĐTBXH ban hành ngày 03/3/1999
- QĐ1580/ 2000/LĐTBXH ban hành ngày 26/12/2000
- QĐ1152/LĐTBXH ban hành ngày 18/9/2003
- TT 36/2012/BLĐTBXH ban hành ngày 28/12/2012
Theo quy định của Luật lao động 2012, người lao động đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Người lao động làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn. Mặc dù vậy, để được hưởng chế độ hưu trí, người lao động phải đáp ứng các điều kiện của luật bảo hiểm xã hội sau.
a. Trường hợp bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bộ y tế ban hành quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i nêu trên khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu.
Hiện nay, mức lương hưu hàng tháng của người lao động làm công việc nặng nhọc đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điều 62 luật bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sao đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa là 75 %.
Anh/ Chị có chia sẻ rằng anh/ chị đã làm công việc nặng nhọc liên tục 22 năm tính đến thời điểm hiện tại thì nếu anh/ chị thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc thì anh chị phải tham gia bảo hiểm muộn nhất từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 , nếu vậy bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu được tính như sau.
– Nếu anh/ chị tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
– Nếu anh/ chị tham gia bảo hiểm xã hội sau ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Nếu anh/ chị có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu cong được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
b. Trường hợp bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
- Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (Nếu chưa đóng đủ 20 năm thì được tiếp tục đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu)
Hiện nay, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện nêu trên được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy đinh tại điều 79 luật bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của chính phủ.
Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0.5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, theo chính sách tinh giản biên chế, đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN