Tư vấn chuyển nhượng tài sản của người đã mất tích

Câu hỏi: Tư vấn chuyển nhượng tài sản của người đã mất tích

Chú tôi đã bỏ đi và mất tích 5 năm nay, ở nhà chú có một mảnh đất, một căn nhà và một ít tài sản, chú không có gia đình, từ trước đến khi chú bỏ đi chỉ có hai chú cháu nương tựa vào nhau, nay tôi muốn sang tên tài sản của chú tôi, quy định của pháp luật như thế nào


Tư vấn chuyển nhượng tài sản của người đã mất tích
Tư vấn chuyển nhượng tài sản của người đã mất tích

Luật sư Tư vấn chuyển nhượng tài sản của người đã mất tích – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 04 tháng 07 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Điều 65, 67, 68, 71, 72 bộ luật dân sự 2015

3. Luật sư trả lời

      Một người được pháp luật công nhận là mất tích nếu người đó biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

      Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

      Nếu chú bạn thỏa mãn được điều kiện nêu trên thì được coi là mất tích còn nếu không thì chỉ được coi là người vắng mặt tại nơi cư trú.

      Pháp luật Dân sự Việt Nam quy định về việc quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú và người mất tích như sau:

Điều 65. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:

a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;

b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

c) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

2. Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Điều 69. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Điều 67. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Quản lý tài sản của người vắng mặt.

2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.

3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

      Đối với tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú, người mất tích, những người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú chỉ có quyền quản lý tài sản của người vắng mặt, sử dụng tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ của người vắng mặt tại nơi cư trú và hưởng chi phí cần thiết trong việc quản lý khối tài sản đó. Thực chất, số tài sản này vẫn thuộc sở hữu của người vắng mặt tại nơi cư trú, người mất tích người quản lý tài sản của người vắng mặt không phải chủ sở hữu của số tài sản này do vậy không có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản này. Do vậy, trong trường hợp của bạn, hiện tại nếu bạn là người quản lý tài sản của chú anh thì bạn cũng chỉ đang có quyền quản lý đối với tài sản của chú bạn, không thể thực hiện bất kỳ giao dịch chuyển nhượng nào cho bản thân hay cho người thứ ba.

      Bạn chỉ có thể sang tên tài sản của chú bạn, khi có quyết định của tòa án tuyên bố chú bạn đã chết và gửi quyết định này cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của chú bạn để ghi chú theo quy định của pháp luật hộ tịch. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp:

Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

      Tài sản của chú bạn sau khi có quyết định tuyên bố là đã chết của tòa án sẽ được phân chia theo pháp luật thừa kế. Nếu chú bạn có để lại di chúc hợp pháp, tài sản của chú bạn sẽ được chia theo di chúc, nếu không có di chúc thì sẽ chia theo pháp luật. Sau khi việc phân chia thừa kế được hoàn tất, bạn và người thừa kế của chú bạn mới có thể thỏa thuận sang tên tài sản.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900 0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191