Tư vấn về hành vi dùng sơn đổ vào xe người khác

Tư vấn về hành vi dùng sơn đổ vào xe người khác
Tư vấn về hành vi dùng sơn đổ vào xe người khác

Câu hỏi: Tư vấn về hành vi dùng sơn đổ vào xe người khác?

Tôi để xe trong bãi gửi xe của khu tập thể vào trưa ngày 10/05/2017, đến lúc lấy xe để đi công việc tôi phát hiện xe bị nhiều vết sơn có dấu hiệu cố ý lên cả phần vỏ xe và kính xe, tôi đã yêu cầu bảo vệ lập biên bản chụp ảnh lại toàn bộ hiện trường, tôi muốn hỏi công an có thụ lý vụ việc hành vi như vậy không và ngoài bồi thường đối tượng đó có bị xử lý hình sự không?


Luật sư Tư vấn Tư vấn về hành vi dùng sơn đổ vào xe người khác – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

  1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 03 tháng 08 năm 2017

  1. Cơ sở pháp lý

– Điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

– Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

  1. Luật sư trả lời

Do xích mích từ trước hoặc do người lái xe đỗ xe tùy tiện, chắn lối đi vào ngõ, hoặc mặt tiền của nhà dân,… mà nhiều người dân đã đổ sơn, dùng bút viết vẽ bậy vào xe của người khác nhằm cảnh cáo về hành vi của lái xe. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi đổ sơn vào xe của người khác lại đang vô tình biến mình thành kẻ phạm tội.  

Nếu gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hoặc đã bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chưa được xóa án tích mà con vi phạm thì người dùng sơn đổ vào xe người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tùy thuộc vào tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của thiệt hại xảy ra như sau:

“Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1.Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b)  Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Trong trường hợp hành vi phạm pháp chưa đủ cấu thành Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Nếu người thực hiện hành vi này là người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


1900.0191