Bảo vệ được trang bị súng không

Câu hỏi: Bảo vệ được trang bị súng không

Tôi đang muốn thành lập công ty bảo vệ, tôi muốn hỏi theo pháp luật Việt Nam thì công ty bảo vệ, bảo vệ có được trang bị súng không?


Bảo vệ được trang bị súng không
Bảo vệ được trang bị súng không

Luật sư Tư vấn Bảo vệ được trang bị súng không – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 18 tháng 09 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12

Nghị định 25/2012/NĐ-CP

Luật quản lý và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017

3. Luật sư trả lời

Theo quy định pháp luật, súng được phân loại như sau:

– Súng là vũ khí quân dụng:

+ súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;

+ súng là vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét, súng phóng lựu và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.

– súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.

– súng là vũ khí thể thao dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

– súng là công cụ hỗ trợ gồm: các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất đọc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu

Nguyên tắc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 16/ 2011/ UBTVQH12 như sau:

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

3. Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.

4. Người sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng.

5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích và hạn chế tối đa thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.

6. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được xử lý hoặc tiêu hủy.

Do súng là vũ khí nguy hiểm và không được phép tự do sử dụng, buôn bán, lưu thông… nên với mỗi loại vũ khí chỉ có một số giới hạn các đối tượng được trang bị súng

Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,  Dân quân tự vệ, Kiếm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu; an ninh hàng không

Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao: Các đơn vi thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ; câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao; trung tâm giáo dục quốc phòng – an ninh; Tổ chức khác có nhu cầu trang bị vũ khí thể thao để luyện tập, thi đấu thể thao được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, cấp phép hoạt động.

Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ: các đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng và vũ khí thể thao, đội kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường; ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, cơ quan thi hành án dân sự; các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Thật vậy, đối với bảo vệ thì chỉ trong trường hợp bảo vệ thuộc đối ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức doanh nghiệp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì mới được trang bị súng. Tuy nhiên, loại súng được trang bị cho bảo vệ chỉ là những sũng thuộc loại công cụ hỗ trợ chứ không được là vũ khí quân dụng hay vũ khí thể thao.

Để được sử dụng súng là công cụ hỗ trợ, các đối tượng được phép trang bị công cụ hỗ trợ sau khi mua xong phải mang công cụ hỗ trợ và xuất trình bản chính, nộp bản sao hóa đơn hoặc phiếu xuất kho cho cơ quan Công an đã cấp Giấy phép mua để được cấp Giấy phép sử dụng.

Tới ngày 1/7/2018 Luật quản lý và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sẽ có hiệu lực thì vấn đề này sẽ thuộc sự điều chỉnh của luật này. Tuy nhiên, về cơ bản các quy định về việc sử dụng súng của bảo vệ không có gì thay đổi lớn.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191