Câu hỏi: Bị cáo là người nước ngoài, chế định pháp luật như thế nào
Tôi muốn kiện một người nước ngoài đã lừa tiền của tôi thì cơ quan chức năng của việt nam có thể xử lý được không, tôi không biết hắn đã trốn về nước chưa hay vẫn ở Việt nam, nếu hắn đã về nước có phải sẽ không thể xử lý được không?
Luật sư Tư vấn Bị cáo là người nước ngoài, chế định pháp luật như thế nào – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 30 tháng 09 năm 2017
2./ Cơ sở pháp lý
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Luật tương trợ Tư pháp năm 2007
3./ Luật sư trả lời
Người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam được hiểu là người không có quốc tịch, người có nhiều quốc tịch nhưng không mang quốc tịch Việt Nam hoặc người không mang quốc tịch Việt Nam mà thời điểm phạm tội đang ở trên phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam. Theo Điều 5 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định : “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.”
Người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Hình sự Việt Nam sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về lãnh sự, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.
Căn cứ Luật tương trợ Tư pháp năm 2007.
“Điều 4. Nguyên tắc tương trợ tư pháp
1. Tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.”
Tương trợ tư pháp được hiểu là một số công việc như:
– Thu thập chứng cứ hoặc lấy tờ khai tự nguyện từ những người có liên quan;
– Bố trí để những người có liên quan cung cấp chứng cứ hoặc trợ giúp trong các vấn đề hình sự;
– Thực hiện việc tống đạt giấy tờ, tài liệu tư pháp;
– Tiến hành khám xét, thu giữ;
– Kiểm tra đồ vật, địa điểm;
– Cung cấp bản gốc hoặc bản sao có xác nhận tài liệu, hồ sơ, chứng cứ có liên quan;
– Xác định hoặc truy tìm tài sản do phạm tội mà có và phương tiện phạm tội;
– Hạn chế giao dịch đối với tài sản hoặc phong tỏa tài sản có được từ việc thực hiện tội phạm có thể bị thu hồi hoặc tịch thu;
– Thu hồi, tịch thu tài sản do phạm tội mà có;
– Xác minh địa chỉ và nhận dạng người làm chứng, người bị tình nghi;
Các hình thức tương trợ khác nhau sẽ phụ thuộc vào các thỏa thuận trong Hiệp định tương trợ tư pháp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết với quốc gia đó. Việc áp dụng nguyên tắc này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật trong việc phòng ngừa, điều tra và truy tố tội phạm thông qua hợp tác và tương trợ tư pháp về hình sự.
Căn cứ Luật tương trợ Tư pháp năm 2007.
“Điều 33. Trường hợp bị dẫn độ
1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.”
Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử, nghĩa là người nước ngoài này bị Viện Kiểm sát của Việt Nam truy tố về một tội danh nào đó, người nước ngoài này thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì bị xét xử tội danh như người Việt Nam phạm tội. Trong trường hợp bị cáo phạm tội phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng thì tùy từng trường hợp Việt Nam đã kí hiệp định tương trợ tư pháp với nước mà người phạm tội mang quốc tịch và có đơn yêu cầu dẫn độ của nước đó thì Tòa án Việt Nam vẫn có thể xét xử vụ án hình sự (trong trường hợp thuộc phạm vi không dẫn độ) hoặc thực hiện dẫn độ tội phạm nhằm trao trả người có hành vi phạm tội cho quốc gia mà người đó là công dân, để quốc gia này thực hiện việc truy cứu TNHS hoặc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Trong trường hợp bị cáo phạm tội xuyên quốc gia như buôn ma túy, khủng bố, buôn người,… thì hành vi phạm tội sẽ bị xét xử bởi tòa án Việt Nam (vấn đề về chủ quyền).
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN