Câu hỏi: Các chế độ của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tôi là giáo viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của địa phương đã 2 năm, tôi muốn biết những chế độ mà tôi được hưởng theo quy định của pháp luật là gì, xin cảm ơn!
Luật sư Tư vấn Các chế độ của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1. Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 15 tháng 09 năm 2017
2. Cơ sở pháp lý
– Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014
– Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH
3. Luật sư trả lời
Căn cứ vào Điều 58 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo như sau:
– Chính sách chung đối với tất cả nhà giáo:
+) Được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Chính phủ.
+) Nhà nước có chính sách khuyến khích nhà giáo đến công tác tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo được biệt phái đến làm việc tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
+) Nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
+) Nhà giáo là tiến sĩ, nghệ nhân hoặc có trình độ kỹ năng nghề cao công tác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu, có thể nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn để làm việc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về lao động.
+) Nhà nước có chính sách đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp sư phạm đối với nhà giáo đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật.
– Bên cạnh đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng các chính sách sau đây:
+) Được hưởng chế độ tiền lương theo chức danh quy định tại khoản 3 Điều 53 của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014; phụ cấp ưu đãi theo ngành, nghề, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp đặc thù cho nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành, nhà giáo dạy thực hành các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhà giáo cho người khuyết tật theo quy định của Chính phủ.
+) Chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách khác đối với nhà giáo theo quy định của Chính phủ.
Về chế độ làm việc của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp | Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp | |
Thời gian làm việc | 46 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
– Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh: 42 tuần. – Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: 2 tuần. – Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 2 tuần.
|
44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
– Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: +) 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng. +) 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. – Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: +) 8 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng. +) 4 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp. – Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần. |
– Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Số giờ quy đổi được tính thêm vào định mức giờ giảng trong năm học của nhà giáo.
– Trường hợp nhà giáo tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá 2 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp và vượt quá 4 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp thì được giảm giờ giảng như sau: Nhà giáo tham gia học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá thời gian quy định được giảm 14 giờ/1 tuần học tập, bồi dưỡng. |
||
Thời gian nghỉ hằng năm | Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 8 tuần, bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, trong đó:
– Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có). – Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. |
Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 6 tuần; bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, trong đó:
– Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có). – Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. |
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN