Điều kiện để người cao tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Câu hỏi: Điều kiện để người cao tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Nơi công ty chúng tôi hoạt động có rất nhiều hộ nghèo, đa phần là những người già và trẻ nhỏ, những thanh niên đã rời đến các thành phố lớn tìm cơ hội lập nghiệp, những người già này lại vẫn còn rất khao khát được đi làm để kiếm thêm thu nhập, công ty tôi muốn hỏi nếu chúng tôi để những người già này làm công việc nặng nhọc nhưng là họ tự nguyện thì có vi phạm pháp luật.


Điều kiện để người cao tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Điều kiện để người cao tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Luật sư Tư vấn Điều kiện để người cao tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 25 tháng 09 năm 2017

2./ Cơ sở pháp lý

Luật lao động 2012

Nghị định 45/2013/NĐ-CP

3./ Luật sư trả lời

Do các thay đổi của xã hội như sức khỏe, tuổi thọ được kéo dài; xu hướng các cặp vợ chồng trẻ sống tách riêng với bố mẹ già đã khiến số lượng lao động là người cao tuổi ngày một tăng cao. Pháp luật Việt Nam, với tinh thần đề cao thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, khi có ngu cầu, người sử dụng lao đọng có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe khéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới (Điều 167.1 Luật lao động 2012)

Tuy nhiên, do người cao tuổi thường là đối tượng có sức khỏe kém, không thể chịu được các môi trường khắc nghiệt. Do vậy, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khở người lao động cao tuổi trừ các trường hợp đặc biệt được quy tại Điều 11 Nghị định 45/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 11. Sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

1. Việc sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;

b) Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với nghề, công việc;

c) Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng người lao động;

d) Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm;

đ) Có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc.

2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp đặc biệt sử dụng người lao động cao tuổi trong lĩnh vực, ngành, nghề thuộc thẩm quyền quản lý.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191