Câu hỏi: Khi nào được nhập khẩu thuốc thú y về nước
Tôi thấy thuốc thú y của nước ngoài có rất nhiều chủng loại mới và hiệu quả, tôi muốn nhập về để cải thiện tình trạng thuốc tự sản xuất ở địa phương, vậy tôi cần có những điều kiện gì?
Luật sư Tư vấn Khi nào được nhập khẩu thuốc thú y về nước – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 25 tháng 09 năm 2017
2./ Cơ sở pháp lý
Luật Thú y 2015
3./ Luật sư trả lời
Luật Thú y quy định Tại Điều 100, Khoản 03: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này phải có giấy phép nhập khẩu và sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy phép nhập khẩu.”
Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y theo quy định của Luật thú y năm 2015
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;
Địa điểm:
+ Phải cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng, bệnh viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán bệnh động vật, các nguồn gây ô nhiễm khác;
+ Không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài;
+ Không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật :
+ Trang thiết bị, dụng cụ phải được bố trí, lắp đặt phù hợp với quy mô và loại thuốc nhập khẩu. Có trang thiết bị phù hợp như quạt thông gió, hệ thống Điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế để bảo đảm các Điều kiện bảo quản.
+ Có tủ, kệ, giá để chứa đựng các loại thuốc phù hợp.
+ Có trang thiết bị bảo đảm Điều kiện bảo quản thuốc theo quy định.
+ Phải có hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn bảo đảm cho việc bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập thuốc thú y.
– Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y;
– Có kho đủ điều kiện để bảo quản thuốc. Kho để bảo quản thuốc phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 35/2016/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều của luật thú y:
+ Có kho riêng để bảo quản nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm;
+ Có kho riêng bên ngoài để bảo quản dung môi và nguyên liệu dễ cháy nổ;
+ Tránh được ngập lụt, thấm ẩm và sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác;
+ Nền sàn cao ráo, không ngấm hoặc ứ đọng nước;
+ Có hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp;
+ Có hệ thống báo cháy, chữa cháy; thoát hiểm cho người theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
+ Có giá, kệ để nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm; có thiết bị, phương tiện để bảo đảm Điều kiện bảo quản.
– Có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam hoặc giấy phép nhập khẩu thuốc thú y theo quy định;
– Có hồ sơ kiểm soát chất lượng và theo dõi xuất, nhập đối với từng loại thuốc;
– Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
– Đối với cơ sở nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học phải có kho riêng bảo quản, có máy phát điện dự phòng, có trang thiết bị, phương tiện vận chuyển bảo đảm Điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN