Câu hỏi: Khi nào thì trẻ em được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội
Chỗ tôi ở có khá nhiều trẻ em lang thang kiếm sống bằng những nghề như bán báo, đánh giày, nhặt rác, … tôi muốn hỏi trong những trường hợp nào thì trẻ em được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội để tôi trình báo lên địa phương.
Luật sư Tư vấn Khi nào thì trẻ em được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1. Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 14 tháng 09 năm 2017
2. Cơ sở pháp lý
Luật Trẻ em 2016
3. Luật sư trả lời
Dựa theo Điều 67 Luật Trẻ em 2016, trẻ em được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội khi thuộc những trường hợp sau:
Điều 67. Đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra hành vi xâm hại trẻ em lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội trong trường hợp sau đây:
a) Trong thời gian làm thủ tục để trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;
b) Không lựa chọn được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế;
c) Áp dụng biện pháp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 50 của Luật này.
2. Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm thường xuyên xem xét các trường hợp trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở để đề nghị chuyển hình thức chăm sóc thay thế.
3. Chính phủ quy định chi Tiết trình tự, thủ tục tiếp nhận, chuyển hình thức chăm sóc thay thế.
Mục b Khoản 2 Điều 50:
Điều 50. Cấp độ can thiệp
…….
2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:
……
b) Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
……
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN