Kinh doanh cửa hàng tạp hóa có cần giấy phép

Câu hỏi: Kinh doanh cửa hàng tạp hóa có cần giấy phép

Bà tôi kinh doanh hàng tạp hóa tại nhà đã 15 năm nay, bà tôi hiện đã 80 tuổi nên không còn sức lao động chỉ trông mong vào cửa hàng tạp hóa này, mới đây có thông tin kinh doanh tạp hóa sẽ phải xin giấy phép, nếu không sẽ không được bán hàng, tôi rất băn khoăn về vấn đề này xin được giải đáp?


Kinh doanh cửa hàng tạp hóa có cần giấy phép
Kinh doanh cửa hàng tạp hóa có cần giấy phép

Luật sư Tư vấn Kinh doanh cửa hàng tạp hóa có cần giấy phép – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 09 tháng 09 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

– Nghị định số 39/2007/NĐ-CP

– Nghị định 43/2010/NĐ-CP

3. Luật sư trả lời

Về việc mở cửa hàng tạp hóa có cần phải đăng ký kinh doanh không?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định:

“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.

Quy định này chỉ áp dụng đối với hoạt động thương mại của cá nhân, tự mình hàng ngày thực hiện hoạt động thương mại. Mọi tổ chức khi hoạt động thương mại, hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không do cá nhân tự thực hiện thì tất yếu phải thành lập doanh nghiệp để xác định tư cách pháp nhân cho tổ chức của mình.

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì người hoạt động thương mại có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh. Theo đó, việc bán hàng tạp hóa không thuộc một trong những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, bán hàng tạp hóa vẫn phải tiến hành đăng ký kinh doanh.

  • Về hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa gồm:

– Đơn đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể theo mẫu số MĐ-6 tại Thông tư số 03/2006/TT–BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư (bản chính);

– Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân;

– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu.

  • Về thủ tục đăng ký kinh doanh:

Theo quy định tại Điều 52, Nghị định 43/2010/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành như sau:

– Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

– Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 56 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191