Lăng mạ, to tiếng với cảnh sát, kích động nhân dân phản ứng có phạm tội không

Câu hỏi: Lăng mạ, to tiếng với cảnh sát, kích động nhân dân phản ứng có phạm tội không

Tối ngày thứ 6 vừa rồi khi trên đường đón con đi học về, tôi trông thấy một nhóm người đang to tiếng với cảnh sát giao thông và hò reo lôi kéo những người xung quanh cùng tham gia, cũng khá nhiều người ủng hộ góp lời dù không hiểu sự việc nguồn gốc ra sao, tôi rất thắc mắc liệu như vậy có phải là vi phạm pháp luật không?


Lăng mạ, to tiếng với cảnh sát, kích động nhân dân phản ứng có phạm tội không
Lăng mạ, to tiếng với cảnh sát, kích động nhân dân phản ứng có phạm tội không
(Ảnh minh họa)

Luật sư Tư vấn Lăng mạ, to tiếng với cảnh sát, kích động nhân dân phản ứng có phạm tội không – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 25 tháng 09 năm 2017

2./ Cơ sở pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Trong trường hợp này, ta cần phải dựa tính chất, mức độ của hành vi trong từng hoàn cảnh cụ thể để có thể kết luận trường hợp nào phạm tội và trường hợp nào không, và nếu phạm tội thì phạm tội gì. Giả sử, các chủ thể đều đáp ứng đầy đủ theo quy định của pháp luật .

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo, quay clip,… người thực hiện hành vi lăng mạ, to tiếng, kích động nhân dân đủ yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác theo điều 121 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (trong thực tế để xác định thế nào là xúc phạm nghiêm trọng không phải là vấn đề đơn giản);

Nếu cảnh sát đang thực hiện công vụ, người thực hiện hành vi nêu trên dùng thủ đoạn để cản trở người thi hành công vụ với hành động lăng mạ, bôi nhọ, vu khống,… làm cho người thực hành công vụ không thực hiện được nhiệm vụ của mình (hành vi gây rối trật tự là hành vi khởi đầu cho những hành vi tiếp sau đó), hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo điều 257 BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009.

Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội thực hiện ở nơi công cộng (lôi kéo, kích động người dân phản ứng phải ở chốn đông người) với hàng loạt hành vi như lăng mạ, la hét, chửi bới,…, tụ tập nhân dân người, hô hào người dân cùng thực hiện hành vi cùng với mình, hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự theo điều 245 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191