Nhiều lần mắc trộm điện của nhà người khác phạm tội gì

Câu hỏi: Nhiều lần mắc trộm điện của nhà người khác phạm tội gì

Hàng xóm tôi liên tục mắc trộm điện nhà tôi, tôi đã làm đơn tố cáo đến công an nhưng không thấy họ xử lý, tình trạng vẫn liên tục tiếp diễn, tôi rất khó chịu về chuyện này, cần được tư vấn của quý công ty hành vi đó có phải là tội phạm không?


Nhiều lần mắc trộm điện của nhà người khác phạm tội gì
Nhiều lần mắc trộm điện của nhà người khác phạm tội gì

Luật sư Tư vấn Nhiều lần mắc trộm điện của nhà người khác phạm tội gì – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 23 tháng 08 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Khoản 15 Điều 3 Luật điện lực 2004 sửa đổi bổ sung 2012

Khoản 9 Điều 12 nghị định 134/2013/NĐ-CP

Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009

3. Luật sư trả lời

Trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm sai lệch chỉ số đo đếm của công tờ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác.

Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt phụ thuộc vào số lượng điện trộm cắp chứ không phụ thuộc vào số lần trộm cắp điện. Đối với các trường hợp trộm cắp điện dưới 20.000 kWh trở lên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp điện theo các mức tùy thuộc vào số lượng điện trộm cắp được quy định tại khoản 9 Điều 12 nghị định 134/2013/NĐ-CP như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;

– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;

– Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh;

– Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.

Ngoài ra, người có hành vi trộm cắp điện còn bị buộc phải bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi vi phạm của mình.

Đối với trường hợp trộm cắp điền từ 20.000 kWh trở lên

Trường hợp 1:

Nếu có quyết định khởi tố vụ án hình sự thì người trộm cắp điện của nhà người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo mức hình phạt tùy thuộc vào giá trị điện đã trộm căn cứ theo điều 138 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản 

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Trường hợp 2:

Đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự nhưng sau có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của cơ quan có thẩm quyền hoặc trả lại hồ sơ thì phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện và buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại do hành vi trộm cắp điện gây ra.

Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 

1900.0191