Câu hỏi: Trình tự thủ tục kiểm dịch thủy sản khi xuất khẩu
Xã tôi có tất cả 12 hộ nuôi tôm sú, chúng tôi muốn cùng bầu ra một đại diện và xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài, bên kia chúng tôi đã có người nhà làm đại lý, vậy thủ tục chúng tôi phải làm để kiểm dịch xuất khẩu như thế nào?
Luật sư Tư vấn Trình tự thủ tục kiểm dịch thủy sản khi xuất khẩu – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 27 tháng 09 năm 2017
2./ Cơ sở pháp lý
– Luật Thú y năm 2015.
– Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Khoản 2 Điều 1 Thông tư quy định Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
3./ Luật sư trả lời
Kiểm dịch thủy sản để xuất khẩu được chia làm 2 loại:
– Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm.
– Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm:
1. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch:
– Hồ sơ đăng ký kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được thực hiện theo Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.
– Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.
– Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có).
– Bản sao Giấy phép xuất khẩu thủy sản của Tổng cục Thủy sản có xác nhận của doanh nghiệp (đối với các loài thủy sản xuất khẩu phải đề nghị cấp phép theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
2. Đăng ký kiểm dịch
– Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đến Cơ quan Thú y vùng hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng trực thuộc Cục Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu).
– Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.
3. Thực hiện kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch
– Trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch.
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 5 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm:
1. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch:
– Đơn đăng ký kiểm dịch (mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT).
– Yêu cầu về kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có);
– Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định;
– Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh của cơ sở nuôi thủy sản nơi xuất xứ của thủy sản để sản xuất lô hàng (nếu có).
2. Đăng ký kiểm dịch
– Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đến Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
– Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.
3. Thực hiện kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch
– Khi nhận được đăng ký kiểm dịch của tổ chức, cá nhân, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện kiểm dịch.
– Trường hợp không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
– Trường hợp phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN