Câu hỏi: Trường hợp nào công an được dùng giấy mời, trường hợp nào được dùng giấy triệu tập
Tối ngày 16/6/2017, trong khi về nhà nghỉ phép, tôi đã phát hiện và đã tới công an để trình báo về việc chứng kiến 1 vụ cướp tài sản, sau đó được biết vụ việc đã được khời tố và kẻ cướp đã bị bắt. Đến tháng 8/2017 tôi vào Hòa Bình làm việc theo quyết định của công ty, tuy nhiên tôi liên tục nhận được các giấy mời của công an, sau đó là giấy triệu tập yêu cầu tôi phải về quê ở Kiên Giang để lên cơ quan công an hỗ trợ việc điều tra, việc này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc hiện tại của tôi, tôi không thể có thời gian cũng như chi phí để đi lại như thế, tôi thiết nghĩ mình đã làm tròn trách nhiệm của công dân là trình báo tội phạm, sao lại phải đi lại nữa để làm gì, mong luật sư trợ giúp, tôi không về theo giấy mời và giấy triệu tập này thì có sao không, và tại sao cơ quan công an lại gửi nhiều giấy đến tôi như vậy, họ có làm sai thủ tục không?
Luật sư Tư vấn Trường hợp nào công an được dùng giấy mời, trường hợp nào được dùng giấy triệu tập – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1. Thời điểm sự kiện pháp lý
Ngày 09 tháng 09 năm 2017
2. Cơ sở pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
3. Luật sư trả lời
- Giấy mời:
Giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan công an, tòa án hay nói chung là các cơ quan tiến hành tố tụng mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc. Do đó, đối với giấy mời, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Vì là quyền nên việc không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu có điều kiện và thời gian, người nhận được giấy mời nên đến làm việc với đơn vị đã gửi giấy mời để biết rõ được mình có liên quan như thế nào đến vụ việc/vụ án. Trong trường hợp, không thể đến theo đúng thời gian ghi trong giấy mời có thể làm đơn nêu lý do vắng mặt gửi lên cơ quan phát hành giấy mời để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
- Giấy triệu tập:
Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ tố bắt buộc đối với những người thuộc diện sau:
Khoản 3 Điều 182 Bộ Luật tố tụng hình sự về Triệu tập bị can như sau:
“ Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập”.
Khoản 3 , Điều 61: Bị cáo có nghĩa vụ:
“a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;”
– Người bị hại: là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (theo khoản 4 Điều 51).
– Nguyên đơn dân sự (Điều 63): là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:
Theo điểm a) Khoản 3 Điều 63 : Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Bị đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Bị đơn dân sự có nghĩa vụ:
Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; (Điểm a) Khoản 3 Điều 64)
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình (theo khoản 2 Điều 54).
– Người làm chứng: người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.Theo điểm a) Khoản 4 Điều 66 thì: Người làm chứng có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
Như vậy, trong trường hợp của bạn, có thể bạn đã và đang được coi là người làm chứng trong vụ án hình sự và sự có mặt của bạn ảnh hưởng khá lớn đến kết luận của quá trình điều tra nên cơ quan công an mới ra nhiều giấy mời và giấy triệu tập gửi đến bạn như thế. Thiết nghĩ nếu không thể sắp xếp được thời gian, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với điều tra viên để trao đổi rõ lý do, sau đó gửi một bản lời khai theo yêu cầu tới địa chỉ trụ sở của cơ quan công an có thẩm quyền đó. Trong trường hợp họ cần tới sự có mặt của bạn để nhận diện hành vi cũng như khuôn mặt người phạm tội, bạn có thể sẽ phải về trực tiếp để thực hiện việc này, phát hiện và trình báo tội phạm là hành vi tốt thể hiện ý chí mong muốn bảo vệ pháp luật, tuy nhiên bên cạnh đó, nếu cảm thấy cuộc sống bị ảnh hưởng từ trình báo phát giác tội phạm này, bạn có thể trực tiếp yêu cầu cơ quan công an điều tra có thẩm quyền thực hiện hoặc ngừng thực hiện một công việc nào đó để đảm bảo quyền lợi tối ưu cho bản thân, nhưng vẫn thực hiện được nghĩa vụ với xã hội.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN