Dịch vụ ly hôn tại Hải Dương – Ly hôn có bắt buộc phải hòa giải không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Dịch vụ ly hôn tại Hải Dương – Ly hôn có bắt buộc phải hòa giải không?

Tôi với chồng tôi chả còn chút tình cảm nào sau khi đã kết hôn được 5 năm, chúng tôi hiện đã ly thân, anh ta ngoại tình, không quan tâm đến tôi và con, tôi cũng không còn tha thiết gì mối quan hệ này và muốn yêu cầu tòa công nhận ly hôn, luật sư cho tôi được hỏi là khi làm ly hôn tôi có bắt buộc phải có hòa giải không, tôi không muốn nhìn thấy mặt anh ta nữa.


Ly hôn có bắt buộc phải hòa giải không?
Ly hôn có bắt buộc phải hòa giải không?

Luật sư Tư vấn Ly hôn có bắt buộc phải hòa giải không – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 5 tháng 12 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải như sau:

“Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

“Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Khi vợ hoặc chồng có đơn yêu cầu ly hôn, Nhà nước khuyến khích các bên hòa giải tại cơ sở như thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác. Nhà nước khuyến khích các bên hòa giải, các bên có thể không thực hiện hòa giải tại cơ sở mà nộp đơn yêu cầu ly hôn lên Tòa án để đề nghị Tòa án giải quyết.

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về trường hợp không tiến hành hòa giải được như sau:

Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”

Như vậy, về nguyên tắc hòa giải khi ly hôn là bắt buộc tiến hành, tuy nhiên, trong một số trường hợp không tiến hành hòa giải được trong vụ án ly hôn như khi một bên vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự, thì có thể không tiến hành thủ tục hòa giải mà tiến hành giải quyết theo thủ tục mà pháp luật quy định.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

1900.0191