Người lao động đã đi làm 6 tháng không được đóng BHXH đúng hay sai

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Người lao động đã đi làm 6 tháng không được đóng bảo hiểm xã hội đúng hay sai


Luật sư Tư vấn Luật bảo hiểm xã hội – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 03 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Luật bảo hiểm xã hội 2014

3./ Luật sư tư vấn

Bảo hiểm xã hội là chính sách giúp người dân nói chung và người lao động nói riêng tránh gặp rủi ro trong cuộc sống. Quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động được quy định như sau:

Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, các đối tượng thuộc trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”

Đồng thời, căn cứ Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm phải đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động như sau:

Điều 21. Trách nhiệm của ngư­ời sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để ng­ười lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của ng­ười lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu ngư­ời lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của ngư­ời lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.”

Như vậy, theo các quy định trên, người sử dụng lao động có nghĩa vụ lập hồ sơ và nộp bảo hiểm xã hội định kỳ cho người lao động có hợp đồng lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội, anh/chị có quyền khiếu nại trực tiếp với giám đốc của công ty và yêu cầu công ty phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội trước giờ chưa đóng. Hoặc anh/chị có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nơi công ty có trụ sở để yêu cầu công ty chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

Như vậy, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ, anh/chị có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền như đã nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Người lao động đã đi làm 6 tháng không được đóng bảo hiểm xã hội đúng hay sai, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

1900.0191