Kinh doanh cà phê trên xe ô tô thì cần làm những thủ tục gì
Kính chào các bạn, Tôi có câu hỏi cần sự giúp đỡ: tôi đang có ý định buôn bán kinh doanh nhỏ với hình thức sử dụng xe 4 bánh (oto con) bán cà phê rang xay máy tại chổ trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cụ thể 1 vài quận cố định, để triển khai mô hình trên tôi cần phải làm những thủ tục gì? Liên hệ với cơ quan nào? Để hợp pháp hoá mô hình này tại nơi kinh doanh mà không bị sách nhiễu xử lý vi phạm từ cơ quan chức năng.
Rất mong được sự tư vấn của các bạn.
Luật sư Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 08/08/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh
– Nghị định 39/2007/NĐ – CP về các cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh;
3./ Luật sư trả lời
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ – CP về các cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
- Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2.Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”
Như vậy, bạn sử dụng xe và buôn bán rong không có địa điểm cố định sẽ thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Điều 8, nghị định này thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các hoạt động thương mại (buôn bán) của bạn. Theo đó, để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình bạn cần làm đơn gửi đến ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn để thông báo về hoạt động kinh doanh của mình cũng như cam kết một những nội dung như:
– Đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở chế biến;
– Thực hiện các quy định về phí đầy đủ
– Phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền, tuân thủ theo quy định của pháp luật
….
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm:
- Làm sao để nhà mua trước hôn nhân không thành tài sản chung?
- Kết hôn với công an những điều cần biết
- Cách làm sổ đỏ phần đất được chia sau ly hôn?
- Bỏ học sớm có được nhập ngũ theo quy định mới không?
- Đối tượng được miễn nhập ngũ ?
- Xử phạt nếu không thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
- Bà ngoại có thể đăng ký khai sinh hộ không ?
- Công văn là gì, các loại công văn văn bản không có tên loại
- Nhiệm vụ quyền hạn của Chấp hành viên và quyền của người được thi hành án
- Xác nhận hai số chứng minh nhân dân là một ở CA huyện hay tỉnh