Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Điều kiện hoạt động lò gạch?
Luật sư Tư vấn Luật Bảo vệ môi trường – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 29 tháng 06 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề điều kiện hoạt động lò gạch
- Luật Đầu tư 2014 sửa đổi, bổ sung 2016
- Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
3./ Luật sư tư vấn
Khi hoạt động lò gạch, chủ sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện về đăng ký kinh doanh và đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường đối với dự án sản xuất gạch, ngói theo quy định pháp luật. Điều kiện thực hiện hoạt động lò gạch như sau:
Trước hết, sản xuất gạch, ngói không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của luật đầu tư. Do đó, để thực hiện hoạt động lò gạch, chủ sản xuất phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động này. Cụ thể:
- Đối với cơ sở sản xuất gạch có công suất từ 100 triệu viên gạch, ngói quy chuẩn/năm trở lên:
Căn cứ Điều 12, mục 15 Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP, khi xây dựng cơ sở sản xuất gạch, ngói (lò gạch) có công suất từ 100 triệu viên gạch, ngói quy chuẩn/năm trở lên, chủ dự án phải thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường trường khi thực hiện:
Trình tự, thủ tục đánh giá tác động môi trường như sau:
Bước 1: Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường.Việc đánh giá tác động môi trường được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án và kết quả thực hiện thể hiện dưới hình thức báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường:
1. Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.
2. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
3. Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
4. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
5. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
6. Biện pháp xử lý chất thải.
7. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
8. Kết quả tham vấn.
9. Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
10. Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
11. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Lưu ý:
Chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm.
Bước 2: Thẩm định báo cáo cáo:
Sau khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án nộp báo cáo đánh giá tời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để thẩm định báo cáo.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua Hội đồng thẩm định.
Thời hạn thẩm định: Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Phê duyệt báo cáo:
Cơ quan có thẩm quyền xem xét kết quả thẩm định về phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án. Trường hợp từ chối phải thông báo cho chủ dự án bằng văn bản trả lời.
Sau khi được phê duyệt báo cáo, chủ dự án phải thực hiện đúng báo cáo được phê duyệt và gửi báo cáo kết quả thực hiện cho cơ quan phê duyệt. Cơ quan phê duyệt sẽ giám sát quá trình thực hiện theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
- Đối với dự án cơ sở sản xuất gạch có công suất dưới 100 triệu viên gạch, ngói quy chuẩn/năm:
Với dự án này, chủ dự án phải thực hiện báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường.
Chủ dự án, chủ cơ sở đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở tài nguyên môi trường tùy thuộc vào địa bàn thực hiện dự án.
Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:
1. Địa điểm thực hiện.
2. Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.
4. Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.
5. Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
6. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Trình tự, thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:
Bước 1: Chủ dự án lập kế hoạch bảo vệ môi trường và gửi tới cơ quan có thẩm quyền
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, yêu cầu sửa đổi, bổ sung, làm rõ các nội dung trong kế hoạch bảo vệ môi trường:
Bước 3: Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền thực hiện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; trường hợp không xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, tùy thuộc vào quy mô hoạt động của lò gạch, chủ dự án phải thực hiện các thủ tục và đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật
Với những tư vấn về câu hỏi Điều kiện hoạt động lò gạch, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: