Hướng dẫn xử lý đối với mâu thuẫn khi tách khẩu sau ly hôn

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hướng dẫn xử lý đối với mâu thuẫn khi tách khẩu sau ly hôn

Tôi ly hôn cuối năm 2017, nhưng đến nay vẫn chưa thể tách khẩu cho bản thân và con về với nhà mẹ đẻ vì phía nhà chồng cũ tôi gây khó dễ không trả giấy tờ gốc của con trai tôi là giấy khai sinh và không cho mượn sổ hộ khẩu để cắt khẩu. Xin được các Luật sư hướng dẫn để tôi nhanh chóng kết thúc những liên quan với gia đình ấy.


Luật sư Tư vấn Luật Hành chính – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 08 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thủ tục chuyển khẩu sau ly hôn

  • Luật Cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013;
  • Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

3./ Luật sư tư vấn

Đối với trường hợp của chị nêu trên liên quan đến thủ tục chuyển khẩu sau ly hôn và xử lý khi gia đình nhà chồng cố tình gây khó dễ trong quá trình làm thủ tục trên cơ sở quyết định hoặc bản án cho ly hôn của Tòa án. Trước hết, để thực hiện thủ tục chuyển khẩu, chị cần thực hiện các thủ tục sau:

Thứ nhất, Để thực hiện việc chuyển khẩu rồi nhập khẩu về nhà mẹ đẻ, chị cần xin giấy chuyển khẩu theo quy định pháp luật và thực hiện thủ tục nhập khẩu vào nhà mẹ đẻ:

  • Thủ tục xin giấy chuyển khẩu:

Căn cứ Điều 28 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013, thủ tục xin giấy chuyển khẩu được thực hiện như sau:

Bước 1: Người chuyển khẩu nộp hồ sơ tới Công an cấp xã/phường trong trường hợp chuyển đi trong phạm vi tỉnh/thành phố đang đăng ký và công an cấp huyện/quận trong trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi tỉnh/thành phố đang đăng ký thường trú.
Bước 2: Cơ quan công an tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và yêu cầu bổ sung hồ sơ trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trưởng công an xã/phường hoặc huyện/ quận có thẩm quyền nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu cho người yêu cầu. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Trưởng công an xã/phường hoặc huyện/ quận có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho người yêu cầu và ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung sau: Thông tin người chuyển đi, thời
gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.

  • Thủ tục nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của bố mẹ đẻ:

Người yêu cầu nộp hồ sơ bao gồm giấy chuyển khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; sổ hộ khẩu gia đình bố mẹ đẻ, bên cạnh đó xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ cha mẹ với chủ hộ tại Cơ quan quản lý hộ khẩu có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký hộ khẩu thường trú

Cơ quan có thẩm quyền xem xét các giấy tờ, tài liệu thực hiện việc đăng ký hộ khẩu thường trú vào sổ hộ khẩu đã cấp cho gia đình bố mẹ đẻ.

Đối với việc gia đình nhà chồng cố ý muốn gây khó khăn khi không cung cấp sổ hộ khẩu để thực hiện việc chuyển khẩu sau khi ly hôn, chị có thể giải quyết như sau:

Căn cứ Điều 10 Khoản 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA  quy định trách nhiệm của gia đình chồng chị trong trường hợp này như sau:

“Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, khi gia đình chồng cố ý gây khó khăn, chị có thể yêu cầu cơ quan công an nơi thực hiện thủ tục chuyển khẩu yêu cầu gia đình chồng cung cấp sổ hộ khẩu gia đình để chị thực hiện việc chuyển khẩu.

Trường hợp khi cơ quan nhà nước đã yêu cầu nhưng gia đình nhà chồng cố ý không giao ra, người có hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định như sau:

Căn cứ Điều 8 Nghị định 167 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính quy định về đăng ký và quản lý cư trú , thì mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, đối với việc gia đình chồng chị cố ý giữ giấy khai sinh gốc của con trong trường hợp chị được quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn, chị có quyền yêu cầu gia đình chồng thực hiện theo quyết định của Tòa án đối với quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn. Nếu gia đình chồng cố tình không giao ra, chị có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định cưỡng chế việc giao nộp các giấy tờ có liên quan trên cơ sở quyết định cho nuôi con của Tòa án. Nếu chồng chị vẫn cố tình không thực hiện các quyết định của Tòa án, người có hành vi không thực hiện bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa  án sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi.

Vậy, trên cơ sở các thủ tục nêu trên, chị có quyền được tạo điều kiện thực hiện thủ tục chuyển khẩu và giữ các giấy tờ cần thiết khi trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Với những tư vấn về câu hỏi Hướng dẫn xử lý đối với mâu thuẫn khi tách khẩu sau ly hôn, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191