Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mở công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển thuốc thì có cần điều kiện gì?
Chỗ tôi có khá nhiều trang trại trồng thuốc bắc. Tôi muốn mở một công ty để chuyên vận chuyển những sản phẩm thuốc của họ lên các cơ sở chế biến, tôi cần phải làm những bước gì, cần những điều kiện gì, tôi chỉ vận chuyển thôi, không làm thêm bất cứ công đoạn gì cả, các luật sư có thể hướng dẫn cho tôi không, xin cảm ơn.
Luật sư Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 13 tháng 07 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề
- Luật Doanh nghiệp 2014;
- Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
3./ Luật sư tư vấn
Kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật.Với trường hợp hoạt động vận tải chỉ chuyên chở hàng hóa nêu trên, anh/chị cần thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp hợp pháp và thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa, cụ thể:
- Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa:
Căn cứ Điều 13, Điều 19 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bao gồm:
1.Điều kiện chung với các đơn vị kinh doanh vận tải gồm:
– Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
– Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
+ Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
+ Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
+ Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
– Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
+ Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
+ Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
+ Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
– Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
_ Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
– Về tổ chức, quản lý:
+ Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
+ Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.
2. Điều kiện riêng về kinh doanh vận tải hàng hóa đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên:
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
+ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;
+ Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.
- Thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô:
Căn cứ Điều 20,21,22 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô cụ thể như sau:
1.Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
– Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
– Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
– Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
– Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).
2. Trình tự thực hiện:
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh gồm các bước như sau:
Bước 1: Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty đặt trụ sở.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhân hồ sơ. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
Bước 3: Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Lưu ý: Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả có thể thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện.
- Thủ tục đăng ký doanh nghiệp:
Căn cứ Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2014, thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1: Cá nhân/tổ chức nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư nơi đặt trụ sở công ty.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết.
Như vậy, để thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa, anh/chị cần đáp ứng các điều kiện và thực hiện các thủ tục nêu trên theo quy định pháp luật từ thủ tục thành lập doanh nghiệp sau đó xin cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô nêu trên.
Với những tư vấn về câu hỏi Mở công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển thuốc thì có cần điều kiện gì?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: