Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Người quản lý di sản có được quyền đuổi những người thừa kế khác ra khỏi nhà
Tôi muốn hỏi một chuyện như sau, xin kể lại để luật sư nắm được sự tình, bố mẹ tôi trước kia làm lụng cả đời có để dành được một ít tài sản và 1 mảnh đất, trước khi mất đi thì quyết định để lại mảnh đất làm nơi thờ cúng và chung cho con cháu tụ họp sau này, di chúc có để cho 1 người cháu đích tôn đứng ra đại diện trông nom tu sửa. Tuy nhiên khoảng 5 năm trở lại đây, người cháu này kết hôn với một người con gái vùng khác, không hiểu nghe lời xui bấy làm sao mà về đây đuổi hết những người họ hàng đang sinh sống trên mảnh đất ra với lý do trên sổ đỏ chỉ có tên nó, nó dựng hàng rào và cấm mọi người qua lại, chúng tôi rất bất bình nhưng do không hiểu pháp luật nên cũng không thể nói lại nó, mong được luật sư giúp đỡ.
Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 27 tháng 07 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề quyền người quản lý di sản thừa kế
Bộ luật Dân sự 2015
3./ Luật sư tư vấn
Khi lập di chúc, người để lại di sản có quyền để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và chỉ định người quản lý di sản thời cúng. Pháp luật dân sự ghi nhận về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
Căn cứ Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.“
Theo đó, phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia cho bất cứ người thừa kế nào mà được sử dụng chung vào mục đích thờ cúng do một người được chỉ định theo di chúc quản lý.
Như vậy, với trường hợp của anh/chị nêu trên, việc người cháu có hành vi chiếm đoạt tài sản không thực hiện tài sản thừa kế theo đúng mục đích di chúc thì những người thừa kế có quyền giao lại phần di sản thờ cúng đó cho người khác quản lý. Do đó, trường hợp người cháu này cố tình chiếm dụng tài sản, anh/chị và những người thừa kế còn lại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Với những tư vấn về câu hỏi Người quản lý di sản có được quyền đuổi những người thừa kế khác ra khỏi nhà, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: