Bắt quả tang vợ ngoại tình có cho vợ và tình nhân đi tù được không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Bắt quả tang vợ ngoại tình có cho vợ và tình nhân đi tù được không?

Vợ tôi ngoại tình đã nhiều tháng nay rồi, tôi đã theo dõi và biết cả số điện thoại người đàn ông kia, nhà cửa và chỗ hai người bọn nó hay hẹn nhau, tôi con có chụp ảnh các tin nhắn nữa, tôi muốn hỏi là giờ nếu tôi quay video hay gọi chính quyền tới bắt quả tang ngoại tình thì tôi có cho 2 đứa nó đi tù được không, tôi đã nghiên cứu nhiều và thấy pháp luật nói đây là vi phạm nhưng không thấy có hình phạt đi tù gì cả, mong được luật sư hướng dẫn?

Cám ơn luật sư nhiều.

Bắt quả tang vợ ngoại tình có cho vợ và tình nhân đi tù được không?
Bắt quả tang vợ ngoại tình có cho vợ và tình nhân đi tù được không?

Dịch vụ ly hôn trọn gói tại hà nội – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 24 tháng 11 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Nghị định 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009.

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; Nghị định 67/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã :

Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.”

Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:

“3. Về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 147 BLHS)

3.1. Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…”.

Như vậy, với trường hợp ngoại tình, người vợ và nhân tình có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên.

Ngoài ra, nếu hành vi này đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm hoặc hành vi này dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 tội vi phạm một vợ, một chồng quy định:

“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây ra là những thiệt hại như: người vợ hoặc người chồng hợp pháp phải bỏ việc, phải tốn kém tiền của để lo giải quyết hàn gắn quan hệ vợ chồng hoặc do quá uất ức với hành vi vi phạm của người chồng hoặc người vợ mà sinh ra bệnh tật, tự sát, con cái bỏ học đi lang thang; hoặc do hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng mà dẫn đến hành vi phạm tội khác như giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Thực tiễn xét xử cho thấy hậu quả của hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng thường là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm có thể là của chính người phạm tội nhưng cũng không ít trường hợp gây ra cho người thân của người phạm tội như: vợ hoặc chồng hợp pháp của người phạm tội, những cuộc đánh ghen thường xảy ra khi có hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập, nhưng có thể chưa cấu thành tội phạm này.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191