Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Các cách để giảm mức án hình sự?
Xin chào,
Tôi sinh năm 1988, hiện đang sống tại Q.3 TP. Hồ Chí Minh, tháng trước tôi bị bắt vì tàng trữ và sử dụng ma túy cùng với 5 người bạn khác, cơ quan công an bắt tôi đang lập hồ sơ họ nói mức án của tôi có khả năng là 5 năm tù còn những người khác mỗi người 3 năm tù, tôi muốn được giảm mức án vì cho rằng mức án này là quá cao, các luật sư có thể hướng dẫn tôi làm như thế nào không, và giảm theo các phương án đó thì giảm được bao nhiêu, có thể ít hơn 3 năm không?
Thân.
Luật sư Tư vấn Các cách để giảm mức án hình sự? – Gọi 1900.0191
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 20 tháng 11 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009
3./ Luật sư trả lời
Căn cứ Điều 47 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật như sau:
“Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Như vậy, Hình phạt có thể được quyết định nhẹ hơn với khung hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ theo quy định. Các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ luật hình sự được quy định như sau:
“Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”
Vậy, khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định nêu trên, người thực hiện hành vi phạm tội có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình theo quy định của pháp luật hình sự.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: