Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Chồng thường xuyên lăng mạ chửi bới thì quyền nuôi con thuộc về ai?
Chúng tôi kết hôn từ năm 2009, tới nay đã được 2 con chung, trong thời gian chung sống chúng tôi thường xuyên cãi vã nhưng suy nghĩ vì con nên tôi cố gắng chịu đựng duy trì, chồng tôi không hiểu mà ngày càng suy đồi đạo đức hơn, chửi rủa lăng mạ tôi và thậm chí cả bố mẹ đẻ tôi, tôi quyết định sẽ ly hôn, mong luật sư hướng dẫn cho tôi trong trường hợp tôi vậy thì quyền nuôi con tôi có được nuôi cả 2 đứa không?
Luật sư Tư vấn Chồng thường xuyên lăng mạ chửi bới thì quyền nuôi con thuộc về ai – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 29 tháng 12 năm 2017
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
3./Luật sư trả lời
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau ly hôn do vợ, chồng tự thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi thì theo quy định của pháp luật, con sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc vợ chồng bạn có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trong trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết. Tòa án xem xét, quyết định người được trực tiếp nuôi con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi mọi mặt của con. Một số căn cứ có thể được xem xét như: điều kiện sống từ lúc con sinh ra đến khi ly hôn; đạo đức, lối sống có ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu con sau này; điều kiện về kinh tế có thể bảo đảm cuộc sống cho con; điều điều kiện về chỗ ở và các điều kiện khác. Bên cạnh đó, Tòa án còn xem xét trên cơ sở nguyện vọng của con cái nếu con từ 7 tuổi trở lên.
Do vậy, Pháp luật không quy định việc người chồng thường xuyên lăng mạ, chửi bới thì không được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án có thể căn cứ vào đó để xem xét việc người chồng có đảm bảo được cho con được sống trong môi trường lành mạnh, phát triển bình thường để quyết định việc giao con cho vợ hay chồng trực tiếp nuôi dưỡng.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: