Cố tình đâm thủng lốp xe ô tô, xe máy bị xử lý thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Cố tình đâm thủng lốp xe ô tô, xe máy bị xử lý thế nào?

Tôi thường xuyên gửi xe tại khu đô thị La Hưng, nhưng hai hôm nay xe lúc nào ra lấy cũng bị xịt lốp, tôi đã yêu cầu bảo vệ kiểm tra lập biên bản nhưng họ không thực hiện và nói rằng đó là lỗi của tôi, họ chỉ phụ trách trông xe chứ không đảm bảo về việc lốp có bị xì hơi trước hay sau đó hay không, thêm 1 điều nữa là ở trước cửa bãi gửi xe này tự dưng mọc lên 1 tiệm sửa xe và lấy giá rất đắt, tôi nghi đây là hành vi cấu kết của nhân viên bãi xe và tiệm sửa xe kia nhằm trục lợi, vậy tôi phải xử lý thế nào?


Cố tình đâm thủng lốp xe ô tô, xe máy bị xử lý thế nào?
Cố tình đâm thủng lốp xe ô tô, xe máy bị xử lý thế nào?

Luật sư Tư vấn Cố tình đâm thủng lốp xe ô tô, xe máy bị xử lý thế nào – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 28 tháng 11 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.

3./Luật sư trả lời

Cố tình đâm thủng lốp xe ô tô, xe máy là hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.  Căn cứ vào mức độ, hậu quả của hành vi, người cố tình đâm thủng lốp xe ô tô, xe máy của người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hậu quả do hành vi của mình gây ra và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản.

  • Trách nhiệm hành chính:

Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Hình thức xử phạt và Mức xử phạt hành chính đối với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đên 5.000.000 đồng.

  • Trách nhiệm dân sự:

Căn cứ Điều 584, 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

” Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi sẽ có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại thực tế khác (nếu có) do hành vi của mình gây ra theo quy định của pháp luật dân sự. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

  • Trách nhiệm hình sự:

Trong trường hợp tài sản bị hủy hoại có giá trị lớn hơn 500.000 đồng hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1.Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191