Công ty Luật tư vấn Thừa kế tại Sóc Sơn – Thừa kế phần góp vốn trong công ty TNHH

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Công ty Luật tư vấn Thừa kế tại Sóc Sơn – Thừa kế phần góp vốn trong công ty TNHH

Bố em có góp vốn vào một công ty TNHH. Vừa rồi bố mất đột ngột không để lại di chúc nên em muốn hỏi trường hợp như này thì em phải làm thế nào để em, 2 em trai và mẹ được hưởng di sản là vốn góp của bố. Thủ tục thừa kế được quy định thế nào và cần giấy tờ gì ạ? Trong thời gian em chưa kịp làm liệu có lo lắng là bên công ty đó sẽ được làm gì với số vốn bố em đã góp không ạ?


Thừa kế phần góp vốn trong công ty TNHH
Thừa kế phần góp vốn trong công ty TNHH

Luật sư Tư vấn Thừa kế phần góp vốn trong công ty TNHH – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 02 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Doanh nghiệp 2014

3./Luật sư trả lời

Căn cứ Điểm a,Khoản 1, Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận một trong các điều kiện phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật chính là “Không có di chúc”. Nội dung của quan hệ thừa kế theo pháp luật được Pháp luật Dân sự quy định tại Điều 649. Thừa kế theo pháp luật như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”

Bộ Luật Dân sự quy định về đối tượng được hường thừa kế theo pháp luật tại Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật. Theo đó, bạn, mẹ và 02 người em trai đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được ưu tiên trước nhất về quyền thừa kế. Cụ thể có quy định tại Điểm a, Khoản 1 điều này: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”

Cách chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 651 vừa nêu:

“2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3.Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó, trong trường hợp này, nếu người thừa kế được xác định chỉ có bạn, hai người em và mẹ bạn thì 4 người sẽ được hưởng toàn bộ phần di sản mà cha để lại, mỗi người nhận được ¼ khối di sản đó.

Căn cứ Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, phần vốn góp trong công ty Trách nhiệm hữu hạn là một phần di sản mà người cha để lại. Theo đó, phần vốn góp trong công ty cũng sẽ được chia cho 4 người trong trường hợp nêu trên.

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc xử lý vốn góp trong trường hợp người góp vốn chết được đề cập tại Điều 54. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt. Khoản 1 điều này quy định: “1. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty…”. Vậy người nhận được quyền thừa kế phần vốn góp sẽ có thể được trao tư cách thành viên dựa trên phần vốn đó. Trường hợp người nhận thừa kế không muốn trở thành thành viên công ty, pháp luật cho phép công ty mua lại hoặc chuyển nhượng cho người khác theo Điểm a, Khoản 3, Điều 154 nêu trên.

“3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;”

Như vậy, để được nhận phần di sản thừa kế là phần vốn góp vào công ty, những người thừa kế gửi đơn xin nhận di sản thừa kế theo quy định. Trong đơn xin nhận di sản thừa kế, những người thừa kế thỏa thuận về phần vốn góp mà mỗi người được nhận và nêu rõ ý chí muốn trở thành thành viên của công ty hay không kèm theo là bản sao giấy chứng tử của người đã chết, bản sao sổ hộ khẩu và bản sao giấy tờ tùy thân của người được hưởng di sản.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191