Công ty thuê nhà của cá nhân làm văn phòng có cần ra công chứng

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Công ty thuê nhà của cá nhân làm văn phòng có cần ra công chứng?

Công ty tôi thuê 1 căn nhà nguyên căn để làm trụ sở công ty kinh doanh, chủ nhà họ không muốn liên quan gì đến thuế vì đã lớn tuổi không hiểu nên không muốn ký kết hợp đồng ngoài cơ quan công chứng, tôi muốn hỏi chúng tôi làm như vậy có được không, có trường hợp nào cho phép như thế không, số tiền tôi thuê nhỏ thôi.


Công ty thuê nhà của cá nhân làm văn phòng có cần ra công chứng?
Công ty thuê nhà của cá nhân làm văn phòng có cần ra công chứng?

Luật sư Tư vấn Công ty thuê nhà của cá nhân làm văn phòng có cần ra công chứng – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 7 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Nhà ở 2014

3./Luật sư trả lời

Căn cứ  Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Bên cạnh đó, liên quan đến hợp đồng thuê nhà ở, Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, Luật Nhà ở 2014 có quy định liên quan đến công chứng, chứng thực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:

“Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu công ty thuê nhà ở của cá nhân là nhà ở thương mại, pháp luật quy định bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực. Đối với các đối tượng nhà ở khác mà pháp luật không quy định bắt buộc thì việc công chứng được thực hiện theo nhu cầu hoặc thỏa thuận của các bên.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191