Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đình công cần có những điều kiện nào là hợp pháp?
Chúng tôi là công nhân tại một xí nghiệp của Hàn quốc, hiện tại do xí nghiệp này liên tục tăng giờ làm, tăng khối lượng công việc và đưa ra những quy định vô cùng quá đáng bắt buộc phải tuân theo như hạn chế giờ ăn trưa, giờ đi vệ sinh hay cấm mang điện thoại di động vào phân xưởng, mỗi lần vi phạm bị phạt 200 ngàn đồng, lương chúng tôi đã ít nay còn bị họ liên tục xử phạt và chèn ép nên nhiều người đã phát bệnh và phải nghỉ việc. Chúng tôi muốn tổ chức đình công tập thể để thể hiện quan điểm và cũng để các cấp chính quyền chú ý tới từ đó có biện pháp xử lý phù hợp, mong được công ty luật hướng dẫn để chúng tôi làm việc này hợp pháp.
Cảm ơn!
Luật sư Tư vấn Đình công cần có những điều kiện nào là hợp pháp? – Gọi 1900.0191
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 21 tháng 11 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
- Bộ luật Lao động 2012;
- Nghị định 41/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.
3./ Luật sư trả lời
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Đình công là quyền của người lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của mình trước người sử dụng lao động.
Căn cứ khoản 2 Điều 209, Khoản 3 Điều 206, Điều 215 Bộ luật Lao động 2012, đình công hợp pháp cần những điều kiện như sau:
- Việc đình công được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích;
- Do tập thể lao động tiến hành;
- Đình công được tiến hành tại doanh nghiệp không thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục của Chính phủ quy định tại Nghị định 41/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
Đơn vị sử dụng lao động không được đình công là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc bộ phận của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng, bao gồm:
a) Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia;
b) Thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;
c) Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;
d) Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước;
đ) Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng
- Thủ tục đình công: được thực hiện sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được hoặc sau thời hạn 3 ngày kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành;
- Được thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: