Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Dùng điện trích người khác có phải hung khí nguy hiểm?
Nhóm bạn em rất thích mua đồ trên mạng và đặc biệt là những món đồ hiếm như kiếm nhật, vỏ đạn, dùi cui, kích điện, xịt cay, các anh chị cho em hỏi là nếu em mang kích điện trong người để tự vệ thì có phải là vi phạm pháp luật không, điện này kích không sao cả, chỉ giật mình chút thôi, thi thoảng chúng em còn lôi ra kích nhau nữa, vậy mà nhà trường thì lại cấm.
Em chào anh chị.
Luật sư Tư vấn Dùng điện trích người khác có phải hung khí nguy hiểm– Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 29 tháng 11 năm 2017
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
- Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số Quy định của Bộ luật hình sự;
- Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự;
- Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ năm 2011;
- Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
3./Luật sư trả lời
Căn cứ Khoản 3.1 Mục 3 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP và mục 2 Phần I Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP có quy định như sau:
“3.1. Tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS
“Dung hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Ví dụ: Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì dao nhọn là phương tiện nguy hiểm và đã được A sử dụng gây thương tích cho B thì thuộc trường hợp “dùng hung khí nguy hiểm”.
2.Về khái niệm “vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự
2.1. “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).
2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
a) Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…
b) Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…
c) Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…
Như vậy, Hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm, trong đó:
– Vũ khí theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ gồm:
+) Vũ khí quân dụng gồm:
a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
+) Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
+) Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
+) Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
+) Các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự: là loại vũ khí khi sử dụng có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ đối với con người, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến môi trường tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể.
– Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
Như vậy, trong trường hợp dùng điện trích người khác cũng được coi là hành vi dùng hung khí nguy hiểm.
Khi dùng điện trích người khác gây thương tích cho người đó, người thực hiện hành vi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi này theo quy định như sau:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
Tham khảo thêm bài viết: