Không đủ sức khỏe nên không về khám nghĩa vụ đúng hay sai

 Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Không đủ sức khỏe nên không về khám nghĩa vụ đúng hay sai?

Em 23 tuổi, em bị bệnh tim từ nhỏ nên đã qua nước ngoài sống cùng người nhà nhưng không có khai báo với địa phương, nay ở chỗ trước em sinh sống họ có lệnh gọi nhập ngũ và yêu cầu em về thực hiện nghĩa vụ xét duyệt và khám, em thấy mình đang nước ngoài không có điều kiện về nước ngay, hơn nữa em bị bệnh tim bẩm sinh thì chắc chắn khám cũng không qua được mà về mất công, như vậy em có cần về không, hay em gửi văn bản gì cho họ là được rồi?


Không đủ sức khỏe nên không về khám nghĩa vụ đúng hay sai?
Không đủ sức khỏe nên không về khám nghĩa vụ đúng hay sai?

Luật sư Tư vấn Không đủ sức khỏe nên không về khám nghĩa vụ đúng hay sai – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 7 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015

3./Luật sư trả lời

Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 xác định độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:

“Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi”.

Khi công dân đang trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không thuộc đối tượng được tạm hoãn, được miễn gọi nhập ngũ, Cơ quan có thẩm quyền có quyền gửi giấy gọi công dân thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng thì có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ – CP ngày 09/10/2013.

“Lý do chính đáng” ở khoản 1 Điều 6 Nghị định này được hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP ngày 7/7/2014 bao gồm các lý do sau:

a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;… nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị;…do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.

Như vậy, lý do không đủ sức khỏe không phải lý do để không tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ. Công dân có nghĩa vụ phải tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, trường hợp có kết quả khám nghĩa vụ quân sự mà không đủ điều kiện thì công dân không phải nhập ngũ theo quy định. Tuy nhiên, nghĩa vụ tham gia khám là bắt buộc trừ các trường hợp tạm hoãn hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định. Với việc không tham gia khám nghĩa vụ quân sự, công dân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191