Những trường hợp công ty được tăng giờ lao động

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Những trường hợp công ty được tăng giờ lao động?

Tôi là Trưởng phòng nhân sự Công ty may Á châu, hiện công ty tôi đang vào thời gian nhiều đơn đặt hàng nên các phân xưởng làm việc hết công suất và ban giám đốc còn muốn tăng thêm giờ làm để đạt lợi nhuận cao nhất, tuy nhiên tôi phải đối mặt với rất nhiều thách thức và trở ngại từ phía người lao động, do họ giờ cũng hiểu biết và rất nhạy cảm với các vấn đề này, tôi mong được công ty luật hướng dẫn về các trường hợp hợp pháp mà công ty chúng tôi có thể sử dụng để tăng giờ lao động đảm bảo cho hoạt động công ty theo đúng kế hoạch những vẫn đảm bảo quyền cho người lao động và đúng pháp luật.


Những trường hợp công ty được tăng giờ lao động
Những trường hợp công ty được tăng giờ lao động

Luật sư Tư vấn Những trường hợp công ty được tăng giờ lao động – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 27 tháng 11 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Lao động 2012

Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về việc làm thêm giờ như sau:

Điều 106. Làm thêm giờ

1.Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2.Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

  “Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:

1.Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

2.Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.”

Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về làm thêm giờ như sau:

“1.Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:

a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;

b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:

a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:

– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;

– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước

– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.

b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

3. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động được quy định như sau:

a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;

b) Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.

Như vậy, căn cứ vào các quy định của pháp luật lao động nêu trên, công ty được tăng giờ lao động ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động, cụ thể:

  •  Trường hợp cấp bách Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
  •   Trường hợp cấp bách Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
  •  Trường hợp thỏa thuận của các bên phải đáp ứng các điều kiện sau:

-Được sự đồng ý của người lao động;

-Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù thì phải trả lương theo quy định của pháp luật lao động.

Trên đây là các trường hợp người sử dụng lao động được phép tăng giờ lao động, ngoài ra, người sử dụng cần chú ý đến thời gian được phép tăng giờ lao động trong các trường hợp trên, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi của người lao động như chế độ nghỉ bù, tiền làm tăng giờ lao động, chế độ đãi ngộ,…

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191