Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Nợ không trả được nhưng không trốn có phải là tội phạm?
Tôi có vay một người khoản tiền 420 triệu từ năm 2012 để kinh doanh, tuy nhiên do không lường trước được mô hình kinh doanh nên bị thua lỗ nặng nề, tôi mới chỉ giả được hơn 100 triệu thì lâm vào cảnh khó khăn không thể tiếp tục hoàn trả, nay người này vì sốt ruột đã báo ra công an phường tôi cư trú, công an đã yêu cầu tôi lên làm việc lấy lời khai 2 lần, tôi muốn hỏi như vậy tôi có phạm tội không? Tôi không hề có ý định không trả hay bỏ trốn, chỉ là hiện tại tôi quá khó khăn nên không thể trả ngay cho họ được.
Luật sư Tư vấn Nợ không trả được nhưng không trốn có phải là tội phạm – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 22 tháng 12 năm 2017
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Bộ luật Dân sự 2015
Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009
3./Luật sư trả lời
Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, bên vay có nghĩa vụ phải trả tiền hoặc vật khi đến hạn theo thỏa thuận. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất theo quy định;
– Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Bên cạnh đó, liên quan đến hành vi vay tiền, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi của mình cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự1999 như sau:
“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tham khảo thêm bài viết: