Quyền sở hữu trí tuệ trong luật doanh nghiệp

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Quyền sở hữu trí tuệ trong luật doanh nghiệp?

Tôi đang nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ trong luật doanh nghiệp việt nam, rất mong được các luật sư giúp đỡ, trân trọng cảm ơn.

Nguyễn Trang


Quyền sở hữu trí tuệ trong luật doanh nghiệp?
Quyền sở hữu trí tuệ trong luật doanh nghiệp?

Luật sư Tư vấn Quyền sở hữu trí tuệ trong luật doanh nghiệp – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 14 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

– Luật Doanh nghiệp 2014

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

3./Luật sư trả lời

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì Luật doanh nghiêp và Luật sở hữu trí tuệ có mối liên quan với nhau. Tuy nhiên không được quy định ra từng điều cụ thể.

Dưới đây là một số điều trong Luật doanh nghiệp có liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ:

Căn cứ Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp bao gồm:

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định;

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về việc tên trùng và tên gây nhầm lẫn như sau:

“Điều 42 . Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.”

Việc các doanh nghiệp đặt tên trùng nhau hoặc gây nhầm lẫn sẽ xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ về tên thương mại theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Căn cứ Luật sở hữu trí tuê 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Căn cứ Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

“Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.”

Như vậy, trên cơ sở pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật về doanh nghiệp, khi một công ty được thành lập và tiến hành hoạt động kinh doanh, tên công ty khi đăng kí không được trùng hoặc gây nhầm lẫn tên của công ty khác trên cơ sở bảo hộ tên thương mại của những tên thương mại đã được đưa vào sử dụng trước trong cùng lĩnh vực đó của các công ty đã đăng kí thành lập và hoạt động trước đó. Vì vậy cho thấy, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật sở hữu trí tuệ luôn có sự liên kết, thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191