Tội ném chất bẩn vào nhà người khác là tội gì

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Tội ném chất bẩn vào nhà người khác là tội gì?

Tôi mở cửa hàng kinh doanh tại địa chỉ đường Nguyễn Lương Bằng, Tp. Hồ Chí Minh, nhưng gần đây không hiểu vì lý do gì mà cửa hàng tôi thường xuyên bị các đối tượng không rõ ném chất bẩn vào cửa ban đêm, chúng tôi không có hiềm khích với ai nên cũng không thể xác định được có thể là kẻ nào, sự việc đã báo lên công an phường nhưng họ cứ thờ ơ không giải quyết, xuống lấy được biên bản vài lần rồi kệ, tình trạng vẫn xảy ra, chúng tôi đã cố tẩy rửa nhưng không thể hết được mùi hôi gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh, xin được tư vấn hành vi này là tội gì, và nếu cần thiết chúng tôi có thể nhờ văn phòng luật sư can thiệp giúp đỡ không, xin cảm ơn.


Tội ném chất bẩn vào nhà người khác là tội gì
Tội ném chất bẩn vào nhà người khác là tội gì

Luật sư Tư vấn Tội ném chất bẩn vào nhà người khác là tội gì – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 28 tháng 11 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.

3./Luật sư trả lời

Hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác là hành vi cố ý làm hư hỏng, hủy hoại tài sản của người khác. Căn cứ vào mức độ, hậu quả của hành vi người ném chất bẩn vào nhà người khác có trách nhiệm bồi thường thiệt hại với hậu quả do hành vi đó gây ra và có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

  • Trách nhiệm hành chính:

Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

  • Trách nhiệm dân sự:

Căn cứ Điều 584, 585 Bộ luật Dân sự 2015, người thực hiện ném chất bẩn vào nhà người khác gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại đối với hậu quả gây ra. Thiệt hại được xác định là những thiệt hại thực tế, trong trường hợp thiệt hại về tài sản được xác định như sau:

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

  • Trách nhiệm hình sự:

Trong trường hợp do hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác làm tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng và có giá trị lớn hơn 500.000 đồng hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự quy định Điều Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1.Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách có nhu cầu mời Luật sư để có thể giải quyết triệt để tình trạng trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191