Xe ben chỉ chở hàng cho gia đình có cần đóng thuế kinh doanh

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xe ben chỉ chở hàng cho gia đình có cần đóng thuế kinh doanh?

Gia đình em kinh doanh nước giải khát nên hàng xuất đi thường xuyên, việc chở bằng xe máy có phần không tiện và không hiệu quả, dễ hư hại nước nên chúng em quyết định mua 1 chiếc xe bán tải nhỏ để chở hàng, như vậy sau đó bọn em có phải đóng thuế kinh doanh không, em đang là công ty ạ?


Xe ben chỉ chở hàng cho gia đình có cần đóng thuế kinh doanh?
Xe ben chỉ chở hàng cho gia đình có cần đóng thuế kinh doanh?

Luật sư Tư vấn Xe ben chỉ chở hàng cho gia đình có cần đóng thuế kinh doanh – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 04 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế

3./Luật sư trả lời

Theo quy định tại nghị 86/2014/NĐ-CP thì có 02 hai hình thức kinh doanh vận tải là kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Theo đó, Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Trong trường hợp này bạn có hoạt động kinh doanh hàng hóa của hộ gia đình, bạn sử dụng xe để chở hàng của hộ gia đình đi tiêu thụ và thu tiền thông qua việc bán hàng hóa. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì dịch vụ vận tải sẽ phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp khoán nếu doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng/năm. Cụ thể:

Căn cứ Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:

“2. Căn cứ tính thuế:

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.

a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.

b.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 2 Điều này.

– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.”

Như vậy, bạn cần phải xác định được mức doanh thu của bạn để làm cơ sở cơ quan thuế khoán doanh thu khoán cho bạn. Trong trường hợp bạn kinh doanh vận tải thì bạn sẽ phải nộp thuế cho ngành nghề “Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa” với tỷ lệ thuế GTGT là 3% và tỷ lệ thuế TNCN là 1.5%.

Tuy nhiên, bạn sẽ phải xác định riêng doanh thu của hoạt động vận tải này để tính nộp thuế, nếu bạn không xác định định được thì cơ quan thuế sẽ ấn định doanh thu cho bạn.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191