Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Cầm sổ hộ khẩu để vay tiền có hợp pháp?
Việc các đơn vị tài chính cho phép sử dụng sổ hộ khẩu để vay tiền có hợp pháp hay không, do em thấy sổ hộ khẩu không phải giấy tờ có giá, mà trong khi đó thì người ta có thể khai báo mất để làm lại được, cũng chẳng có vướng bận gì khó khăn, như thế thì bên kia cầm quyển sổ đó cũng vô giá trị, lúc đó mà kiện thì có được không, có hợp pháp không?
Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 07 tháng 05 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề tính hợp pháp của việc cầm sổ hộ khẩu
Bộ luật dân sự 2015;
Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung 2013
3./ Luật sư tư vấn
Vay tiền là giao dịch dân sự thường xuyên diễn ra, người vay tiền dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp để bảo đảm cho khoản vay của mình. Việc cầm sổ hộ khẩu trên thực tế diễn ra thường xuyên, tính hợp pháp của việc cầm sổ hộ khẩu được pháp luật quy định như sau:
Trước hết, Căn cứ theo Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Sổ hộ khẩu là một loại giấy tờ có giá trị duy nhất nhằm xác định nơi thường trú của hộ gia đình hoặc cá nhân.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định pháp luật dân sự về tài sản, theo đó, Sổ hộ khẩu không được xác định là tài sản, không mang giá trị có tính chất quy đổi. Do đó, Căn cứ Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 295. Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”
Theo đó, căn cứ theo quy định pháp luật, tài sản được dùng để cầm cố bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ phải là tài sản hợp pháp theo quy định nêu trên. Cho nên, việc cầm sổ đỏ làm bảo đảm cho khoản vay không được pháp luật công nhận. Đối với giao dịch vay dùng sổ đỏ làm tài sản bảo đảm, thì phần nghĩa vụ bảo đảm sẽ vô hiệu do vi phạm quy định pháp luật, việc vay tiền được xem là vay không có bảo đảm.
Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 7 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA: Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật. Như vậy, pháp luật cấm hành vi cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng sổ hộ khẩu vào mục đích khác. Việc sử dụng sổ hộ khẩu trái mục đích có thể coi là vi phạm pháp luật và sẽ bi xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng căn cứ theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nếu cá nhân hoặc hộ gia đình có hành vi sử dụng sổ hộ khẩu để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Như vậy, sử dụng sổ hộ khẩu để vay tiền là hành vi trái pháp luật, việc cầm cố sẽ không được công nhận theo quy định pháp luật nêu trên.
Với những tư vấn về câu hỏi Cầm sổ hộ khẩu để vay tiền có hợp pháp, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: