Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Công an hẹn làm việc rồi không đến thì làm thế nào?
Em có thắc mắc này xin được hỏi các anh các chị, em là người bị hại trong một vụ việc cướp giật tài sản xảy ra tại quận 3 thành phố Hồ chí minh, tuần trước công an họ có mời em lên làm việc nên em chấp hành và lên đúng giờ, nhưng ngồi chờ 1 tiếng đồng hồ vẫn không có ai vào làm việc cùng em chỉ bảo là chờ sau đó em phải xin phép về vì bận công việc, đến ngày hôm qua họ lại gọi và em lại lên nhưng lại xảy ra tình trạng tương tự, em còn bận rất nhiều việc nên không thể cứ để như vậy tiếp diễn, giờ em cần làm gì ạ?
Luật sư Tư vấn Luật Tố tụng hình sự – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 19 tháng 03 năm 2018
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề không đến làm việc theo yêu cầu của công an
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
3./Luật sư tư vấn
Trước hết, cần xác định việc công an mời lên làm việc được thể hiện thông qua hình thức nào (mời miệng, mời bằng giấy mời, hay triệu tập). Với mỗi hình thức mời làm việc thì tính chất và giá trị pháp lý của sự việc không giống nhau. Đối với việc mời miệng hoặc mời thông qua giấy mời nhằm hỗ trợ hoạt động thực thi pháp luật của cơ quan công an, trường hợp này công dân không bắt buộc phải đến và không có bất cứ hậu quả pháp lý nào. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nhất định, người dân có thể phối hợp với cơ quan công an để nhằm giúp đỡ cơ quan công an sớm giải quyết được những vấn đề đang phát sinh.
Căn cứ Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân như sau:
“Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.”
Theo đó, công dân có quyền tư chối khi có yêu cầu không chính đáng của cơ quan công an.
Tuy nhiên, trong trường hợp người được mời lên theo giấy triệu tập để hỗ trợ điều tra hoặc là một trong những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật Tố tụng, thì người đó bắt buộc phải lên làm việc theo giấy triệu tập khi có yêu cầu. Trường hợp cố tính không lên làm việc, người đó có thể sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi hoặc sẽ bị những biện pháp cưỡng chế theo quy định pháp luật.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: