Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Để rác trước cửa nhà người khác gây khó chịu cho người đó thì giải quyết thế nào?
Gia đình tôi nằm ở mặt đường phố Nguyễn Lương Bằng thành phố Hà Nội, trước cửa nhà tôi có một cột đèn nên người dân xung quanh không hiểu vì đâu có thói quen vứt rác ở đây, chúng tôi đã treo biển nhưng mọi người cứ như không hiểu và vô tư tiếp tục, tôi đã bào ủy ban nhân dân nhưng họ cũng bó tay, vậy giờ tôi phải làm thế nào, đống rác có khi cao tới đầu gối và mùi rác thì theo gió quẩn vào nhà tôi rất mất vệ sinh.
Luật sư Tư vấn Luật xử lý vi phạm hành chính – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 08 tháng 03 năm 2018
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề xử lý hành vi để rác không đúng nơi quy định
Nghị định167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
3./Luật sư tư vấn
Căn cứ Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CPb quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về giữ vệ sinh chung như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;
b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;
c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;
d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;
đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”
Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, với hành vi để rác trước cửa nhà người khác gây khó chịu, người có hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật nêu trên. Mức xử phạt là Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị áp dụng hình phạt bổ sung buộc khôi phục tình trạng ban đầu theo quy định pháp luật.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: