Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hồ sơ để nhận con nuôi cần những gì?
Vợ chồng tôi đã lấy nhau được 4 năm mà không có con, thông qua sự đồng ý của 2 bên gia đình nên chúng tôi đã thống nhất sẽ nhận con nuôi từ trại trẻ mồ côi hay các điểm bảo trợ xã hội, vậy mong được hướng dẫn về thủ tục và các hồ sơ cần thiết để vợ chồng tôi có thể nhận con nuôi ạ.
Luật sư Tư vấn Hồ sơ để nhận con nuôi cần những gì – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 09 tháng 01 năm 2018
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Luật Nuôi con nuôi 2010
3./Luật sư trả lời
Căn cứ Điều 17, 28, 33 Luật Nuôi con nuôi 2010, Hồ sơ của người nhận con nuôi được quy định bao gồm như sau:
-
Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước gồm có:
a) Đơn xin nhận con nuôi;
b) Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
c) Phiếu lý lịch tư pháp;
d) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
e) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
-
Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Đơn xin nhận con nuôi;
b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
-
đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
g) Phiếu lý lịch tư pháp;
h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh trong các trường hợp:
1. Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
2.Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
3. Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi
4. Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
5.Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Các giấy tờ, tài liệu tại điểm b, c, d, đ, e, g và h do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh nêu trên thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: