Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hút cần, cỏ bao nhiêu lần thì bị khởi tố hình sự
Thưa luật sư, em bị công an gọi lên xét nghiệm dù đang ở nhà và không dùng cần, cỏ gì cả, tuy nhiên mấy hôm trước thì em có dùng, giờ họ yêu cầu xét nghiệm chắc chắn là dính, em không biết như thế em có phạm tội không, lần trước em đã bị một lần xét nghiệm và bị ghi vào sổ theo dõi của chính quyền rồi, luật sư giải đáp giúp em với.
Luật sư Tư vấn Hút cần, cỏ bao nhiêu lần thì bị khởi tố hình sự – Gọi 1900.0191
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 30 tháng 01 năm 2018
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
- Nghị định 82/3018/NĐ-CP quy định ban hành danh mục chất ma túy và tiền chất
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng , chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
3./ Luật sư trả lời
Căn cứ Danh mục 1 Nghị định 82/2013/NĐ-CP ban hành danh mục các chất ma túy cấm sử dụng trong y học, đời sống xã hội trong đó gồm có cần sa và các chế phẩm từ cần sa. Theo đó, hành vi sử dụng cần sa là hành vi trái pháp luật.
Căn cứ Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý;
b) Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Chuyển chất ma túy, chất hướng thần hoặc các chất ma túy khác cho người không được phép cất giữ, sử dụng.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp trái pháp luật địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;
c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất ma túy;
d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, tiền chất ma túy;
đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất ma túy;
e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Theo đó, với hành vi sử dụng cần sa lần đầu, người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật nêu trên.
Trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi nêu trên mà người có hành vi này tiếp tục thực hiện thì người đó có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định như sau:
Căn cứ Điều 254 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
“Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Có số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;
e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: